Giỏ hàng

Hãy cẩn thận trước những biến chứng của bệnh tiểu đường

Đường huyết cao có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả bàn chân và mắt. Những vấn đề này được gọi là biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy vậy, những biến chứng này có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn nếu kiểm soát tốt đường huyết. 

Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Có 2 loại biến chứng tiểu đường: biến chứng mãn tính và biến chứng cấp tính. 

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường 

Đây là các biến chứng lâu dài và được tích tụ theo thời gian. Nếu không được theo dõi thường xuyên và chữa trị, những biến chứng này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. 

  • Biến chứng mắt (bệnh võng mạc). Một số người mắc bệnh tiểu đường phát triển bệnh về mắt gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường và gây ảnh hưởng đến thị lực của họ. Bệnh lý này được phát hiện từ các xét nghiệm sàng lọc mắt. Nếu bệnh được phát hiện sớm, có thể điều trị và ngăn ngừa việc mất thị lực. 
  • Biến chứng bàn chân. Các vấn đề về chân do tiểu đường rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới việc phải cắt bỏ chi nếu không được điều trị kịp thời. Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân và biểu hiện đường huyết cao có thể gây tổn hại hệ tuần hoàn, khiến các vết đứt và vết loét chân chậm lành hơn. Hãy luôn để ý tới bất kỳ sự thay đổi nào về hình dáng hoặc cảm giác ở bàn chân và báo với bác sĩ sớm nhất có thể. 

Hãy cẩn thận trước những biến chứng của bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng cao là nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường 
 
  • Biến chứng mạch máu. Khi mắc tiểu đường, lượng đường trong máu cao suốt một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các mạch máu. Điều này có thể dẫn tới các cơn đau tim và đột quỵ

  • Biến chứng thận. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho thận trong một thời gian dài, khiến cho việc đào thải chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Bệnh thận đái tháo đường xảy ra do đường huyết và huyết áp tăng cao. 

  • Biến chứng thần kinh. Một số người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tổn thương thần kinh do đường huyết cao. Vấn đề này có thể khiến các dây thần kinh khó truyền tải thông điệp từ não đến các bộ phận cơ thể, và ảnh hưởng tới các hoạt động nhìn, nghe, cảm nhận và di chuyển. 

  • Biến chứng răng nướu. Quá nhiều đường trong máu có thể dẫn tới việc đường trong nước bọt tăng cao. Điều này khiến các vi khuẩn tạo ra axit tấn công men răng và làm hỏng nướu, gây ra các bệnh về răng nướu. Các mạch máu trong lợi cũng dễ bị tổn thương và nhiễm trùng hơn. 

  • Các biến chứng tiểu đường khác, như ung thư. Nguy cơ mắc một số bệnh ung thư sẽ tăng cao hơn nếu bị tiểu đường. Một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường và khiến người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. 

  • Vấn đề tình dục. Tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể hạn chế lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục làm mất một số cảm giác và giảm hưng phấn. Vấn đề này có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương hay còn gọi là liệt dương ở nam giới. Bên cạnh đó, nữ giới cũng dễ bị tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu nếu đường huyết cao.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Những biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dẫn tới các biến chứng dài hạn hay mãn tính. 

  • Hạ đường huyết. Khi lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp.

  • Tăng đường huyết. Khi lượng đường glucose máu tăng quá cao.

  • Tình trạng tăng thẩm thấu do tăng đường huyết (Hyperosmolar Hyperglycaemic State - HHS). Đây là tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng và chỉ xảy ra ở những người mắc tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này xảy ra do mất nước nghiêm trọng và lượng đường trong máu tăng rất cao. 

  • Nhiễm toan aceton (Diabetic ketoacidosis - DKA). Tình trạng này diễn ra khi cơ thể thiếu insulin và lượng đường huyết cao dẫn đến tích tụ acetone và đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra các biến chứng tiểu đường

Lượng đường máu tăng cao trong một thời gian dài có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng tới các mạch máu. Nếu các mạch máu không hoạt động một cách bình thường, máu không thể đi đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này cũng có nghĩa là dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường và gây ra việc mất cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể. Một khi các mạch máu bị tổn thương làm mất cảm giác dây thần kinh ở một bộ phận trên cơ thể, có khả năng cao vấn đề này cũng sẽ xảy ra ở các bộ phận khác. Vì vậy, nếu bàn chân bị tổn thương, các vấn đề nghiêm trọng về tim cũng có thể xảy đến. 

Hiện nay, khoa học đã chứng minh được rằng mức HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng càng cao. HbA1c là huyết sắc tố đường hoá, được tạo ra khi đường glucose dính vào các tế bào máu và tích tụ trong máu. Chỉ số HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng gần nhất và được đo bằng một bài xét nghiệm máu. Chỉ số này cao tức là lượng đường trong máu quá nhiều. Thậm chí chỉ số HbA1c chỉ hơi cao cũng có thể làm tăng các nguy cơ biến chứng đái tháo đường. 

Ngoài chỉ số đường huyết, cao huyết áp, hút thuốc lá và mỡ máu cao (cholesterol cao) đều có thể gây tổn thương mạch máu và khiến nguy cơ biến chứng tiểu đường tăng cao. 

Ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường không phải là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu tốt có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ phát triển biến chứng. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải đi kiểm tra các chỉ số sức khỏe thường xuyên, tìm hiểu về bệnh tiểu đường và tự đo đường huyết tại nhà dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các biến chứng tiểu đường có thể được ngăn ngừa và trì hoãn khi người bệnh chủ động thực hiện việc quản lý tốt bệnh tiểu đường của mình. 

 

Hãy cẩn thận trước những biến chứng của bệnh tiểu đường
Máy đo đường huyết Safe Accu Sinocare dễ dùng, chính xác
 

Quản lý bệnh tiểu đường

Kiếm soát chỉ số HbA1c trong phạm vi an toàn do bác sĩ chỉ định là một điều tối quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng. Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%, có một số trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6.5-7%. Nếu đường huyết tăng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Phương pháp điều trị có thể cần phải thay đổi để đưa chỉ số này trở lại mức an toàn nhằm tránh các biến chứng. 

Cai thuốc lá

Hút thuốc lá khiến máu khó lưu thông khắp cơ thể đến những cơ quan như tim hay bàn chân. Vậy nên việc cai thuốc là một điều vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Bác sĩ và y tá chăm sóc sẽ giúp người bệnh vạch chiến lược cai nghiện thuốc. 

Ăn uống lành mạnh

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khoẻ có thể giúp giảm cân, giảm HbA1c, kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol. Các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn và hỗ trợ lên thực đơn món ăn nếu người bệnh muốn được trợ giúp thêm hoặc gặp khó khăn trong việc này. 

Thể dục thể thao

Hoạt động thể chất sẽ giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. Nếu việc di chuyển khó khăn, vẫn có nhiều cách để có thể tiếp tục vận động để cơ thể khoẻ mạnh hơn. 

Tái khám định kỳ

Những người sống chung với bệnh tiểu đường nên thực hiện các bài kiểm tra sức khoẻ và xét nghiệm định kỳ để theo dõi tiểu đường và phát hiện xem có các triệu chứng của biến chứng không. 

 

Nếu bạn có một biến chứng mãn tính, nguy cơ cao bạn sẽ phát triển thêm các biến chứng tiểu đường khác. Ví dụ, nếu mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, các tổn thương tương tự cũng sẽ xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể như thận hay tim. Do vậy, bạn càng phải cực kỳ chú ý đến việc test thử đường huyết và khám sức khỏe định kỳ. Các biến chứng tiểu đường có thể vô cùng nguy hiểm và đe doạ đến tính mạng, nên bạn hãy học cách quản lý bệnh tiểu đường của mình và tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác từ trang web chúng tôi nhé. 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 
Facebook Top
Zalo