Tại sao vết thương lâu lành? Những điều bạn cần cân nhắc
Quá trình lành thương diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả tuổi tác. Điều đáng chú ý hơn là tuổi tác càng cao thì quá trình này càng kém hiệu quả, và đây chính là một trong những lý do khiến vết thương lâu lành. Vết thương lâu lành rất dễ bị nhiễm trùng, vậy chăm sóc và điều trị vết thương đúng cách sẽ như thế nào?
Bạn có thể bị đứt tay khi đang cắt hành hay bị trầy chân khi va vào bàn trà. Điều này cho thấy vết thương là điều khó tránh khỏi và có vô số cách khiến bạn bị thương. Nhưng đáng chú ý là khi chúng ta già đi, khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể ngày càng giảm, khiến thương tổn kéo dài dai dẳng không lành.
Tại sao quá trình lành vết thương chậm lại theo tuổi tác?
Phó giáo sư y học lão khoa Peter Abadir của Đại học Johns Hopkins (Baltimore) cho biết: "Da trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn và dễ bị tổn thương hơn theo thời gian". Tác hại của ánh nắng mặt trời khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao các khu vực da thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như cánh tay, cẳng chân, mu bàn tay lại đặc biệt mỏng manh.
Theo giáo sư trường Y Harvard (Boston) Elof Eriksson, các tế bào da sản xuất keratin cũng mất khả năng phân chia theo thời gian. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cho biết sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin D, vitamin C và kẽm cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
Thuốc có thể nguyên nhân khiến vết thương chậm lành
Giáo sư Abadir cho hay: "Các loại thuốc chống viêm bao gồm steroid và thuốc giảm đau như ibuprofen có thể làm giảm tốc độ hồi phục vết thương vì quá trình chữa lành vết thương bắt đầu từ giai đoạn viêm. Nếu bạn ngăn chặn tình trạng viêm này thì đồng nghĩa với việc bạn đang làm trì hoãn quá trình lành thương."
Caroline Fife, giám đốc y tế của Phòng khám Vết thương St. Luke ở Woodlands, Texas cho biết, thuốc chống đông máu cũng có thể làm chậm quá trình chữa lành của vết thương.
Tuy nhiên, không được tự ý ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc được kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Điều trị vết thương đúng cách
Đối với vết cắt hoặc vết trầy xước dính bẩn, trước tiên cần rửa sạch nhẹ nhàng với nước rửa tay hoặc xà phòng và nước máy. Sau đó, lau khô và băng vết thương bằng miếng dán hydrocolloid vì băng giúp "tạo ra môi trường ẩm để vết thương lành tốt hơn". Giáo sư Eriksson giải thích vết thương đủ ẩm là điều quan trọng cho phép các tế bào da ở trên và quanh mép vết thương tiếp tục sống và giúp chữa lành vùng da đó, hạn chế để lại sẹo.
Trong trường hợp vết thương vẫn đang rỉ dịch, hãy dùng băng gạc xốp therasorb, đây là một loại băng gạc y tế tiên tiến có khả năng thấm hút tốt nhưng vẫn tạo độ ẩm tối ưu cho vết thương.
Đối với hầu hết các vết thương khô, băng thoáng khí như băng vô trùng trong suốt không gạc có tác dụng tốt, trong khi gạc có thể làm khô vùng vết thương. Giảm đốc Fife chia sẻ: "Gạc khô, gạc vải có thể làm tổn thương vùng da xung quanh khi bạn tháo chúng ra. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng các loại băng gạc truyền thống trên, hãy sử dụng sáp dầu khoáng vaseline hoặc gel bôi vết thương để gạc không bị dính vào vết thương."
Ông Fife nói thêm: "Thuốc kháng sinh bôi ngoài da không phải lúc nào cũng hữu ích và có rất nhiều người bị dị ứng với chúng. Nếu vết thương trông có vẻ bị nhiễm trùng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ."
Vết thương không lành khi nào?
Vết thương được coi là mãn tính khi nó không lành trong vòng 30 ngày hoặc “không lành trong trong một khoảng thời gian nhất định được kỳ vọng là sẽ khỏi", theo giám đốc chương trình loét da David Margolis của Penn Medicine ở Philadelphia.
Nếu bạn mắc một bệnh mãn tính liên quan đến loét da, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh mạch máu, ông Margolis khuyên "hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe để hiểu rõ tình trạng bệnh và giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa chúng". Loét tĩnh mạch, loét tì đè, loét bàn chân tiểu đường,... những vết loét này đôi khi vẫn có thể được ngăn chặn trước khi chúng xuất hiện.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu vết thương của bạn lớn, thường rộng hơn 5x5 (cm) hoặc sâu hơn lớp da ngoài, bạn nên đến gặp bác sĩ. Những vết thương nhỏ hơn, ít phức tạp hơn sẽ khỏi trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu vết cắt hoặc vết xước nhỏ không cải thiện theo cách hoặc thời gian mà bạn mong đợi thì bạn nên tìm sự chăm sóc y tế.
Giáo sư Abadir nhắc nhở: "Nếu vết thương sưng tấy, đỏ, đau khiến bạn lo lắng hoặc bạn không chắc chắn, thì ít nhất bạn nên tìm kiếm bác sĩ online và gửi cho họ 1 bức ảnh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời".
Để được tư vấn về các loại băng gạc y tế vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |