Giỏ hàng

Tìm hiểu về loét tỳ đè vùng cùng cụt ở người bệnh nằm liệt giường

Loét tỳ đè vùng cùng cụt là tình trạng thường xảy ra ở những người bệnh liệt giường, gây ra đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, thậm chí tử vong nếu biến chứng nặng. Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng việc điều trị loét do tì đè vẫn rất khó khăn, cần sự kết hợp của nhiều chuyên khoa và cách chăm sóc hợp lý. Vì vậy, để vết loét tỳ đè vùng cùng cụt được chữa trị khỏi hoàn toàn, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng này và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ai dễ bị loét do tỳ đè vùng cùng cụt?

Loét do tỳ đè là tình trạng da và các mô bên dưới bị tổn thương cục bộ, thường xảy ra ở những vùng cơ thể có xương nổi lên và tiếp xúc với mặt phẳng khác trong thời gian dài. Trong đó, loét tỳ đè vùng cùng cụt là tình trạng phổ biến nhất. Khi người bệnh nằm liệt trong thời gian dài sẽ tạo ra những bất động áp lực lên vị trí xương cụt, kết hợp với tình trạng da bị ẩm ướt, trầy xước nên dần dần hình thành các vết loét. Ngoài xương cụt thì các vị trí thường gặp loét tỳ đè khác như vai, gót chân, hông, đầu gối, mắt cá chân, lưng vai hoặc vùng chẩm.

Loét do tỳ đè vùng cùng cụt được đánh giá là tình trạng khá nguy hiểm và khó chữa. Những bệnh nhân có tuổi nằm liệt, nằm bất động sau tai biến, người bị chấn thương cột sống không thể vận động… đều là những đối tượng dễ bị loét tỳ đè vùng cùng cụt. 

Nguyên nhân nào gây loét tỳ đè vùng cùng cụt?

Bên cạnh yếu tố nguy cơ do bệnh lý khiến khả năng vận động hạn chế, vẫn có một số yếu tố thuận lợi khác góp phần hình thành loét tỳ đè gồm:

Áp lực do ngồi hoặc nằm lâu

Do trọng lượng của cơ thể dồn tập trung ở vùng xương cụt của người bệnh nên khi người bệnh ngồi hoặc nằm quá lâu sẽ tạo thành áp lực chèn ép lên mô và phần mạch máu khiến máu không thể nuôi dưỡng da và mô, từ đó vùng da chỗ xương cụt bị tổn thương, lở loét và hoại tử. Tổn thương này ban đầu xảy ra ở tổ chức bên trong gần xương, sau đó phá hủy lên bề mặt da. Đặc biệt, với những người thừa cân, béo phì nguy cơ bị tỳ đè cao hơn do áp lực tăng lên.

Tìm hiểu về loét tỳ đè vùng cùng cụt ở người bệnh nằm liệt giường
Người bệnh nằm liệt giường nên sử dụng đệm hơi chống loét để giảm áp lực, phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể
 

Ma sát

Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ việc người bệnh không thể tự trở mình hay thay đổi tư thế dẫn đến trong quá trình di chuyển bệnh nhân, người nhà vô tình kéo lê người bệnh trên bề mặt giường hoặc phản cứng, khiến cho vùng da, mô tiếp xúc bị tổn thương do ma sát, dẫn đến loét tỳ đè vùng cùng cụt.

Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người bệnh nằm bất động bị loét tỳ đè vùng cùng cụt tăng cao. Điều này có thể lý giải do ở người cao tuổi quá trình lão hóa tuần hoàn máu, chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cung cấp cho da và các tổ chức đều giảm dần. Lúc này, da mất tính đàn hồi và mất đi độ ẩm vốn có tạo điều kiện thuận lợi để các vết loét hình thành dễ dàng.

Vệ sinh không đúng cách

Với những người đại tiện, tiểu không tự chủ hoặc đổ nhiều mồ hôi mà không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ làm tăng nguy cơ loét cùng cụt, đặc biệt những trường hợp này điều trị rất lâu khỏi.

Chế độ dinh dưỡng kém

Chế độ ăn không đầy đủ về lượng và chất sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, không cung cấp đủ năng lượng để tái tạo tế bào và hồi phục vết thương. Chính vì thế, nguy cơ bị loét do tỳ đè vùng cùng cụt ngày càng cao. 

Dấu hiệu nhận biết loét tỳ đè vùng cùng cụt

Cũng như loét tỳ đè ở các vị trí khác, loét xương cùng cụt cũng trải qua 4 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng gồm:

  • Giai đoạn 1: Da ở xương cụt chưa loét nhưng sẽ có đặc điểm đổi màu (thường là đỏ hoặc xanh), đàn hồi kém. Có thể dễ dàng phát hiện bằng cách so sánh với các vùng da xung quanh sẽ thấy vùng da loét thường ấm hơn hoặc lạnh hơn, sờ thấy da cứng và có thể thấy đau, ngứa nhẹ ở vùng da tì đè.
  • Giai đoạn 2: Lúc này da đã bắt đầu loét và trợt da tạo thành hố nông với đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng hoặc dạng bọng nước chưa vỡ.
  • Giai đoạn 3: Tổn thương ăn sâu vào tổ chức dưới da dạng hố sâu, đáy vết loét có thể ăn lan ra xung quanh, quan sát thấy được lớp tế bào mỡ. Đồng thời, giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục dưới đáy vết loét.
  • Giai đoạn 4: Đây là mức độ loét tỳ đè vùng cùng cụt nặng nhất khi toàn bộ da, lớp mô dưới da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét ăn sâu ra vào cơ, gân, xương và các mô bị hoại tử. Đáy vết loét thường có màu vàng đục, nâu, xám hay đen do mô hoại tử, có thể có thêm đường hầm, lỗ dò.

Cách xử trí và chăm sóc người bệnh khi bị loét do tỳ đè vùng cùng cụt

Với loét tỳ đè ở giai đoạn 1 hoặc 2, người bệnh có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Vệ sinh vết loét xương cùng cụt bằng băng gạc và nước muối sinh lý, sau đó lau sạch mủ ở vết loét. Dùng gạc thấm nước muối sinh lý 0,9% lau sạch dịch mủ và mô chết ở vết loét. Nếu vết loét đã ăn sâu, mủ có mùi hôi thối, thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
  • Làm sạch vết loét tỳ đè vùng cùng cụt bằng dung dịch kháng khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế tổn thương ăn sâu và lan rộng giúp vết thương nhanh lành hơn. Đồng thời, sử dụng thêm gel trị vết thương hở, kem dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kích thích sinh tế bào da.

Ngoài việc vệ sinh vết loét đúng cách, người bệnh sử dụng thêm gel trị vết thương hở, kem dưỡng ẩm, kháng khuẩn hoặc băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng và kích thích sinh tế bào da.

Tìm hiểu về loét tỳ đè vùng cùng cụt ở người bệnh nằm liệt giường
Băng gạc xốp chống loét vùng cùng cụt siêu thấm hút dịch tiết, với viền dính silicone ngăn ngừa tổn thương da xung quanh

 

Nguồn tổng hợp

 

Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo