Cách sơ cứu cho vết thương hở đúng kỹ thuật
Sơ cứu vết thương hở là kỹ thuật cơ bản được khuyến cáo phổ cập rộng rãi tới cộng đồng nhằm giúp giảm nguy cơ nhiểm khuẩn, nhiễm độc cho bệnh nhân. Vậy cách sơ cứu vết thương hở đúng kỹ thuật được thực hiện như thế nào?
Những điều cần biết về vết thương hở
Vết thương hở là một tổn thương làm rách da khiến mô bên trong lộ ra ngoài. Hầu hết các vết thương hở nông đều nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với vết thương hở sâu, vết thương không cầm máu được sau 20 phút cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
Theo thống kê, những nguyên nhân dẫn đến vết thương hở nhiều nhất là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông và va chạm với các vật sắc nhọn.
Các loại vết thương hở
Dựa vào nguyên nhân gây ra vết thương, có bốn loại vết thương hở:
Vết xước: Vết thương do da chà xát da vào các bề mặt cứng, thô ráp. Trầy xước là tổn thương da phổ biến và thường bị ở khuỷu tay, đầu gối, cẳng chân...
Vết rách: Vết thương cắt sâu qua da, còn gọi là vết cứa. Tai nạn với các vật dụng sắc mỏng như dao, kéo hay máy móc là nguyên nhân phổ biến gây ra vết rách. Trường hợp vết cắt quá sâu, nó có thể làm đứt các động mạch dẫn tới tình trạng chảy máu nặng không ngừng khiến bệnh nhân sốc, choáng.
Vết đâm thủng: Vết thương do va chạm với những vật sắc nhọn như đinh sắt, kim chỉ,... Vết thương hở nhỏ, không chảy nhiều máu.
Vết thương mất một phần cơ thể: Loại vết thương mà một phần hoặc toàn bộ các lớp của da và các mô dưới bị xé ra hoặc đứt lìa khỏi cơ thể. Vết thương này thường xảy ra trong các vụ tai nạn nghiêm trọng như tại nạn giao thông, tai nạn lao động, vụ nổ hoặc ẩu đả. Vết thương này chảy máu rất nhiều và dẫn tới nhiều biến chứng, tiên lượng tình trạng nặng.
Sơ cứu vết thương hở đúng kỹ thuật
Chú ý kỹ thuật sơ cứu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vết thương hở.
Vết xước, vết rách
- Rửa sạch tay trước khi sơ cứu.
- Ấn chặt vào vết thương để cầm máu.
- Rửa sạch vết thương hở bằng nước sạch và xà phòng nhẹ để loại bỏ các bụi bẩn và hạt sạn, mảnh vỡ dính ở vết thương.
- Sát trùng vết thương với nước muối sinh lý, Povidine pha loãng hoặc một số dung dịch xịt kháng khuẩn khác.
- Băng bó vết thương bằng băng gạc vô trùng, và băng keo cá nhân đối với những vết thương nhỏ để giữ vết thương sạch và khô.
- Nếu vết rách, vết xước vẫn tiếp tục chảy máu thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Vết đâm thủng
- Cởi bỏ trang phục che vết thương nếu có.
- Giữ vết thương sạch nhất có thể, không sử dụng quần áo hoặc khăn lau bẩn.
- Nếu vết thương không chảy máu, làm sạch da xung quanh tổn thương.
- Nếu vết thương chảy máu, dùng gạc ấn chặt để cầm máu.
- Không cố gắng lấy bất kỳ dị vật nào trong vết thương. Việc này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
- Kiểm tra vết thương đâm có sâu xuyên qua phần da đối diện không.
- Đắp băng gạc vô trùng lên vết thương và xung quanh.
- Đỡ nạn nhân di chuyển ra vị trí thoải mái hơn.
- Lập tức gọi hỗ trợ y tế nếu vết thương thủng sâu, mất nhiều máu.
Vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn khuẩn lạc trên da. Chính vì vậy khi điều trị vết thương, cần phải sơ cứu đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.
Dấu hiệu nhận biết vết thương có khả năng nhiễm trùng
Khi có những dấu hiệu sau, hãy gọi hỗ trợ y tế hoặc đưa đến bệnh viện ngay lập tức:
- Vết thương đỏ, sứng, nóng và đau.
- Vết thương có mùi lạ hoặc khó chịu.
- Vết thương chảy mủ vàng, nhiều mủ.
- Vết thương hơn 30 ngày mà vẫn không lành.
Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |