Giỏ hàng

Loét bàn chân do tiểu đường: Những điều bạn cần biết

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến hệ thống cơ thể, đặc biệt là loét bàn chân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy loét bàn chân tiểu đường có thể ngăn ngừa được. Dưới đây là những điều cần biết về loét bàn chân do tiểu đường.

Loét bàn chân do tiểu đường là gì?

Loét bàn chân do tiểu đường là vết loét hoặc vết thương hở xảy ra ở khoảng 15% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và thường nằm ở dưới lòng bàn chân. Trong số những người bị loét bàn chân, 6% sẽ phải nhập viện do nhiễm trùng vết loét hoặc các biến chứng khác liên quan đến vết loét.

Q&A về Loét bàn chân do tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi dưới ở Hoa Kỳ và khoảng 14-24% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị loét bàn chân phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển của vết loét ở chân là có thể phòng ngừa được.

Đối tượng nào có thể bị loét bàn chân do tiểu đường?

Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị loét bàn chân. Những người sử dụng insulin có nguy cơ bị loét bàn chân cao hơn, cũng như những bệnh nhân mắc bệnh thận, mắt và tim liên quan đến bệnh tiểu đường. Thừa cân và sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng đóng vai trò trong việc phát triển vết loét ở chân.

Nguyên nhân gây loét bàn chân do tiểu đường

Loét bàn chân tiểu đường hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố chẳng hạn như mất cảm giác ở bàn chân, tuần hoàn kém, biến dạng bàn chân, kích ứng (ví dụ như do ma sát hoặc áp lực) và chấn thương, cũng như tuỳ vào thời gian mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong nhiều năm có thể phát triển bệnh thần kinh, dẫn tới việc giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác đau ở bàn chân do tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao theo thời gian. Tổn thương thần kinh thường có thể xảy ra mà không gây đau đớn và thậm chí người bệnh có thể không nhận thức được. Để kiểm tra bàn chân có bệnh lý thần kinh hay không, bác sĩ sẽ sử dụng sợi monofilament, đây là một dụng cụ đơn giản và không gây đau đớn.

Bệnh mạch máu có thể làm vết loét ở chân trở nên phức tạp hơn, làm giảm khả năng chữa lành của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sự gia tăng lượng đường trong máu có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng tiềm ẩn của cơ thể và cũng làm chậm quá trình lành vết thương.

Việc điều trị loét bàn chân do tiểu đường quan trọng như thế nào?

Khi nhận thấy vết loét, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường cần được điều trị vì một số lý do:

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng và cắt cụt chi.
  • Cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống.
  • Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Cách điều trị loét bàn chân do tiểu đường

Mục tiêu chính trong điều trị loét bàn chân là chữa càng sớm càng tốt. Vết thương càng lành nhanh thì nguy cơ nhiễm trùng càng ít. 

Một số yếu tố chính trong việc điều trị thích hợp vết loét bàn chân do tiểu đường bao gồm:

Không phải tất cả các vết loét đều bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng thì bạn cần phải điều trị bằng kháng sinh, chăm sóc vết thương và có thể phải nhập viện.

Q&A về Loét bàn chân do tiểu đường

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Một số yếu tố quan trọng để giữ cho vết loét bàn chân không bị nhiễm trùng:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ.
  • Giữ vết loét sạch sẽ và băng bó.
  • Làm sạch vết thương hàng ngày bằng băng gạc vết thương.
  • Không đi chân trần.

Giảm áp lực lên vết thương

Để chữa trị loét tiểu đường một cách tối ưu, đặc biệt là những vết loét ở lòng bàn chân, vết thương phải được “giảm tải” áp lực. Bác sĩ có thể yêu cầu mang giày đặc biệt, nẹp được đúc chuyên dụng, hoặc sử dụng xe lăn hay nạng. Những thiết bị này sẽ làm giảm áp lực và kích ứng lên vùng loét, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Kỹ thuật chăm sóc vết thương đã tiến bộ đáng kể trong 10 năm qua. Quan niệm cũ “để không khí lọt vào vết thương" giờ đây được biết là có hại cho việc chữa lành vết thương. Chúng ta đã biết rằng các vết thương và vết loét sẽ lành nhanh hơn với nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn nếu vết thương được che chắn và đủ ẩm. Không nên sử dụng betadine, peroxide cũng như xối nước và ngâm nước vết thương vì những điều này có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Bôi thuốc và băng bó

Quản lý vết thương đúng cách bao gồm việc sử dụng băng gạc y tế và thuốc bôi. Những sản phẩm này bao gồm từ nước muối thông thường đến các sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như các yếu tố tăng trưởng, băng dán vết loét và các chất thay thế da đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chữa lành vết loét ở chân.

Để vết thương lành lại cần phải có đủ lượng máu lưu thông đến vùng bị loét. Bác sĩ phẫu thuật chân của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm và hoặc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ phẫu thuật mạch máu.

Quản lý đường huyết

Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu là điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị loét bàn chân do tiểu đường. Hãy hợp tác chặt chẽ với bác sĩ y khoa hoặc bác sĩ nội tiết để thực hiện điều này sẽ giúp tăng cường khả năng chữa lành và giảm nguy cơ biến chứng.

Các lựa chọn phẫu thuật

Phần lớn các vết loét ở bàn chân không nhiễm trùng có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, khi vết thương loét bị nhiễm trùng, việc điều trị bằng phẫu thuật có thể cần thiết. Chẳng hạn như phẫu thuật để loại bỏ áp lực bao gồm cạo hoặc cắt bỏ xương và điều chỉnh các biến dạng khác nhau như ngón chân hình búa, sưng khớp ngón chân cái hoặc sưng xương.

Các yếu tố giúp lành vết thương

Thời gian lành vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước và vị trí vết thương, áp lực lên vết thương khi đi hoặc đứng, sưng tấy, tuần hoàn, lượng đường trong máu, chăm sóc vết thương và những gì được bôi lên vết thương. Việc chữa lành có thể xảy ra trong vòng vài tuần hoặc cần vài tháng.

Phòng ngừa loét bàn chân tiểu đường

Cách tốt nhất để điều trị loét bàn chân do tiểu đường là ngăn chặn sự phát triển của nó ngay từ đầu. Bạn có thể đến gặp bác sĩ phẫu thuật thường xuyên để nhờ họ xác định xem bạn có nguy cơ cao bị loét bàn chân hay không và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Bạn có nguy cơ cao nếu bạn:

  • bị bệnh thần kinh
  • có tuần hoàn kém
  • bị biến dạng bàn chân (tức là biến dạng ngón chân cái, ngón chân hình búa)
  • mang giày không phù hợp
  • có lượng đường trong máu không được kiểm soát

Đồng thời, giảm các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống rượu bia, mỡ máu cao và đường huyết cao cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loét bàn chân do tiểu đường. Mang giày và tất phù hợp sẽ giúp giảm thiểu rủi ro một cách lâu dài. Bác sĩ chuyên khoa bàn chân có thể cung cấp hướng dẫn cho bạn trong việc lựa chọn loại giày thích hợp.

Ngoài ra, việc học cách kiểm tra bàn chân là rất quan trọng để nhận ra những vấn đề tiềm ẩn càng sớm càng tốt. Hãy kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày, đặc biệt là giữa các ngón chân và lòng bàn chân, xem có vết cắt, vết bầm tím, vết nứt, mụn nước, vết đỏ, vết loét hay các dấu hiệu bất thường khác. Mỗi lần đi khám, bạn hãy cởi giày và tất để bác sĩ có thể kiểm tra bàn chân cho bạn. Khi phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào ở bàn chân, bạn phải nói ngay với bác sĩ chuyên khoa chân hoặc bác sĩ điều trị của bạn, cho dù đối với bạn nó có vẻ “đơn giản” đến mức nào.

 

    Chìa khóa để chữa lành thành công loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường là chăm sóc y tế bàn chân đều đặn, đảm bảo tuân thủ theo “tiêu chuẩn vàng” sau:

    • Hạ đường huyết
    • Loại bỏ các mô hoại tử hoặc cặn bẩn ở vết thương
    • Điều trị mọi bệnh nhiễm trùng
    • Giảm ma sát và áp suất
    • Tăng tuần hoàn máu 

    Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết loét và hướng dẫn chăm sóc loét bàn chân do tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

    Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
    - Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

    Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
    Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
    Hotline: 0877568658 - 02437765118
    Email: merinco.sales@gmail.com
    Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

    Facebook Top
    Zalo