Giỏ hàng

10 loại băng gạc y tế phổ biến và trường hợp sử dụng

Băng vết thương đóng vai trò thiết yếu trong việc chăm sóc và chữa lành vết thương. Hiện nay, có rất nhiều loại băng gạc vết thương khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng loại vết thương khác nhau. Việc sử dụng đúng loại băng sẽ giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là 10 loại băng gạc y tế phổ biến và trường hợp sử dụng băng mà bạn cần biết.

Băng gạc y tế là loại vật liệu được đặt lên vết thương nhằm kích thích quá trình lành thương, bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa tổn thương thêm. Băng vết thương y tế có nhiều dạng và loại khác nhau; mỗi loại đều có mục đích và tác dụng riêng. Tuy nhiên, nói chung, chức năng chính của chúng là cung cấp môi trường ẩm để vết thương mau lành, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết thương.

Dưới đây là 10 loại băng gạc vết thương truyền thống và hiện đại phổ biến nhất thường được sử dụng trong việc chăm sóc vết thương. Lưu ý không phải loại băng vết thương nào cũng phù hợp với mọi loại vết thương và tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho một vết thương cụ thể.

1. Gạc vải, gạc cuộn 

Gạc vải là loại băng vết thương truyền thống được làm từ sợi bông dệt hoặc sợi tổng hợp. Gạc vải sử dụng được trong nhiều trường hợp, có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại băng khác. Giá thành rẻ tiền và sẵn có, nên là lựa chọn phổ biến để băng bó vết thương. Tuy nhiên, gạc vải không phù hợp với một số loại vết thương nghiêm trọng vì chúng khô và dễ dính vào vùng da đó, khi thay băng có thể tạo tổn thương thứ hai và khiến quá trình lành thương chậm lại.

Một số trường hợp bạn có thể sử dụng gạc vải, gạc cuộn:

  • Che phủ và bảo vệ các vết thương bề mặt như vết trầy xước hoặc vết rách, vết bỏng độ 2...
  • Hấp thụ dịch tiết từ vết mổ hoặc vết rạch phẫu thuật
  • Giúp bôi thuốc lên vết thương
  • Băng vết loét tỳ đè hoặc vết thương mãn tính có tiết dịch nhẹ
  • Băng vết thương sâu để cầm máu

2. Băng vết thương không dính

Băng không dính được thiết kế để giảm thiểu chấn thương và không gây đau vết thương khi thay băng. Chúng được làm bằng chất liệu không dính vết thương, chẳng hạn như silicone y tế hoặc vải có độ dính thấp. Băng có thể sử dụng cho các vết thương có mô mỏng và dễ tổn thương như bỏng, ghép da và các vị trí lấy da ghép. Tuy nhiên, loại băng này không thích hợp cho những vết thương tiết dịch nhiều hoặc vết thương bị nhiễm trùng, vì chúng tạo ra môi trường ẩm kích thích sự phát triển của vi khuẩn.

Một số trường hợp bạn có thể sử dụng loại băng không dính:

  • Vết thương bề mặt như da trầy xước
  • Bảo vệ vết bỏng khỏi bị tổn thương thêm
  • Các vị trí lấy da để thực hiện cấy ghép da
  • Vết thương sau phẫu thuật

3. Băng hydrocolloid

Băng hydrocolloid là miếng dán thấm hút tự dính, thường được sử dụng cho các vết thương tiết dịch ít hoặc vừa. Các chất tạo gel trong loại băng này có khả năng hấp thụ dịch tiết cao và giúp giữ ẩm cho vùng da tổn thương. Ngoài ra, băng dán hydrcolloid còn có tác dụng bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm khuẩn, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc Hydrocolloid:

4. Băng gạc xốp

Gạc xốp thường được sử dụng cho các vết thương tiết dịch từ trung bình đến nhiều. Chất liệu băng xốp mềm mại không gây đau khi sử dụng, siêu thấm hút dịch tiết vết thương, và tạo môi trường ẩm tối ưu giúp tái tạo mô hạt mới nhanh chóng lấp đầy vết thương, giảm nguy cơ đóng vảy cứng.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc xốp:

5. Gạc Alginate

Gạc Alginate được làm từ rong biển và chứa các ion canxi và natri tạo ra một chất giống như gel khi tiếp xúc với vết thương.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc alginate:

  • Vết thương tiết dịch vừa đến nặng
  • Vết thương phẫu thuật 
  • Chấn thương
  • Vết thương bỏng dày một phần
  • Các vùng xoang

6. Băng film trong suốt

Băng film trong suốt vô trùng không thấm nước, dễ dàng quan sát vết thương mà không cần tháo băng. Loại băng này thường được làm từ chất liệu polymer mềm mỏng phù hợp với mọi vùng cơ thể kể cả những vị trí khó dán băng và không gây bí da. Băng film vô trùng trong suốt có thể giúp giảm đau và bảo vệ vết thương khỏi nước và vi khuẩn trong khi vết thương đang lành.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng film trong suốt:

  • Vết thương bề mặt, vết rách da
  • Loét tì đè
  • Các vị trí lấy da ghép
  • Bảo vệ vết mổ sau phẫu thuật
  • Băng cố định kim luồn, ống truyền dẫn

7. Băng hydrogel

Băng gạc hydrogel, thành phần bao gồm nước hoặc glycerin, có chức năng tạo ra môi trường ẩm có lợi cho việc chữa lành vết thương. Gạc hydrogel là lựa chọn phổ biến cho những vết thương khô có khả năng thoát nước kém vì chúng có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng hút ẩm, thúc đẩy quá trình tự phân hủy và giảm đau vết thương.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc hydrogel:

  • Làm ẩm vết thương khô hoặc mất nước
  • Vết thương bỏng độ 2 
  • Loét tỳ đè
  • Các vị trí hiến tặng da
  • Viêm da do phóng xạ
  • Vết thương hoại tử

8. Gạc collagen

Loại băng vết thương này có chứa collagen, một loại protein có trong cơ thể con người giúp chữa lành vết thương. Gạc này có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm gel, bột và miếng dán. Băng gạc collagen có thể giúp giảm viêm và tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh vết thương. Tuy nhiên, băng có thể không phù hợp với những vết thương có dịch tiết quá nhiều vì chúng có thể bị bão hòa và mất tác dụng. Ngoài ra, băng còn không phù hợp với những người bị dị ứng với collagen hoặc các sản phẩm có nguồn gốc động vật khác.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc collagen:

  • Vết thương mãn tính
  • Vết thương phẫu thuật
  • Vết thương bỏng sâu
  • Vết thương cấp tính
  • Vết thương có mô hạt

9. Băng gạc bạc

Băng gạc bạc là loại băng vết thương có chứa bạc - một chất kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng vết thương. Những loại băng này có thể chứa bạc ở nhiều dạng khác nhau như ion, hạt hoặc hợp chất và có trong nhiều dạng bao gồm gel, gạc xốp và băng film. Trong một số trường hợp, sử dụng băng vết thương tẩm bạc trong thời gian dài có thể dẫn đến ngộ độc bạc, đổi màu da, vết thương khó lành và các tác dụng phụ khác. Vì vậy, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số trường hợp có thể sử dụng băng gạc tẩm bạc:

10. Băng gạc tổng hợp

Đây là loại băng vết thương được kết hợp từ các vật liệu khác nhau. Ví dụ, một miếng băng sẽ bao gồm chất liệu thành phần như băng xốp, hydrocolloid và alginate. Những băng gạc này được thiết kế để giúp hấp thụ dịch tiết, kiểm soát độ ẩm và bảo vệ vết thương. Chúng thường được sử dụng cho các vết thương phức tạp, đặc biệt là những vết thương có nhiều giai đoạn phục hồi hoặc có các nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn lành thương khác nhau. Ngoài ra, băng gạc tổng hợp cũng hữu ích trong việc điều trị các vết thương có quá trình tiết dịch phức tạp như lỗ thông hoặc xoang.

 

    Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

    Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
    Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

    Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
    Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
    Hotline: 0877568658 - 02437765118
    Email: merinco.sales@gmail.com
    Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

    Facebook Top
    Zalo