Giỏ hàng

Hoại tử và bệnh tiểu đường: Những điều cần biết

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hoại tử cao hơn vì nhiều lý do, bao gồm vết thương khó lành và mất cảm giác ở bàn chân. Chứng hoại tử cần được điều trị ngay lập tức, nhưng hiếm khi trở nặng tới mức phải cắt bỏ.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ bị hoại tử. Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương dây thần kinh, gây mất cảm giác. Điều này có thể khiến bạn dễ bị chấn thương hơn.

Hoại tử là tình trạng xảy ra khi mô trong cơ thể chết đi. Điều này có thể xảy ra khi lưu lượng máu đến một khu vực của cơ thể bị gián đoạn. Thông thường, hoại tử là kết quả của chấn thương hoặc nhiễm trùng da và mô mềm.

Lượng đường trong máu cao cũng có thể ảnh hưởng đến mạch máu cũng như hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến chân. Điều này gây ra phản ứng dây chuyền. Nếu bàn chân của bạn không được lưu thông đầy đủ thì sẽ có ít tế bào chống nhiễm trùng di chuyển đến bàn chân của bạn hơn. Nếu bạn không có đủ các tế bào này trong khu vực đó, mọi vết thương trên cơ thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để lành lại.

Vì vậy, vết thương cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.

 

Hoại tử là gì?

Hoại tử thường ảnh hưởng đến ngón chân, ngón tay và toàn tứ chi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ hoặc các cơ quan trong cơ thể bạn, tuy nhiên, trường hợp này không quá phổ biến. Hoại tử thường có đặc điểm là da đổi màu, cảm giác tê cũng như phần có thể bị ảnh hưởng tiết dịch hoặc chảy mủ bất thường.

Nếu bạn bị hoại tử, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bạn cần phải được điều trị khẩn cấp để loại bỏ mô chết và ngăn vi khuẩn lây lan qua đường máu của bạn. Nếu không được điều trị, hoại tử có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.

 

Các yếu tố nguy cơ khác cần cân nhắc

Bạn cũng có nguy cơ bị hoại tử cao nếu bạn mắc một bệnh lý ảnh hưởng đến tuần hoàn. Có một số bệnh ảnh hưởng đến mạch máu và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Các bệnh lý khác như:

  • Bệnh động mạch ngoại biên

  • Xơ vữa động mạch

  • Hiện tượng Raynaud

Nếu gần đây bạn đã phẫu thuật hoặc bị chấn thương, bạn cũng có nguy cơ cao bị hoại tử.

Nhiễm trùng nhẹ ở những người có hệ miễn dịch yếu cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến hoại tử. Hệ miễn dịch yếu có thể do:

 

Các loại hoại tử

Có nhiều loại hoại tử khác nhau và mỗi loại đều có nguyên nhân riêng.

Hoại tử khô

Hình thức này có thể xảy ra khi lưu lượng máu bị chặn không thể tuần hoàn đến một khu vực nhất định trên cơ thể. Máu của bạn mang oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Tất cả các cơ quan của bạn đều cần oxy để tồn tại. Nếu một trong các bộ phận cơ thể của bạn không nhận được oxy qua máu, nó có thể bị hư hỏng và chết.

Vùng bị ảnh hưởng bởi hoại tử thường có có màu xanh đậm hoặc tím, gần như đen. Da có thể bị khô và nhăn nheo do thiếu oxy.

 

Hoại tử ướt

Giống như tên gọi của nó, chứng hoại tử ướt thường có vùng bị ảnh hưởng trông như bị ẩm hay ướt. Dấu hiệu của hoại tử này là xuất hiện mụn/bọng nước và sưng tấy. Hoại tử ướt thường xảy ra ở những người bị tê cóng hoặc bị bỏng nặng.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể vô tình bị hoại tử ướt sau khi bị chấn thương nhẹ ở ngón chân hoặc bàn chân. Lưu lượng máu đến tứ chi thường giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là mô ở những khu vực này không thể lành lại nhanh chóng. Do đó, nhiễm trùng có thể phát triển dễ dàng hơn.

Chứng hoại tử ướt có thể lây lan nhanh chóng và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

 

Hoại tử khí

Loại này thường xảy ra do nhiễm trùng phát triển sâu bên trong cơ thể. Vi khuẩn có hại giải phóng khí, làm tổn thương mô, tế bào và mạch máu.

Hoại tử khí có thể xuất hiện ở vùng vừa mới bị chấn thương hay phẫu thuật. Da của bạn có thể sưng lên và có màu đỏ nâu. Khí này có thể khiến da bạn có hiện tượng “sủi bọt”.

Chứng hoại tử khí là một dạng hoại tử đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể phát triển đột ngột và không báo trước.

 

Hoại tử bên trong

Chứng hoại tử bên trong có thể phát triển khi lưu lượng máu đến cơ quan nội tạng bị tắc nghẽn. Điều này thường ảnh hưởng đến ruột, túi mật và ruột thừa. Nếu điều này xảy ra, bạn thường sẽ bị đau dữ dội và sốt.

 

Hoại tử Fournier

Dạng hoại tử này chỉ xảy ra ở cơ quan sinh dục. Nguyên nhân là do nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục. Điều này thường được đặc trưng bởi đau, sưng và đau ở vùng sinh dục. Thông thường, mô sẽ có màu tím, xanh lục hoặc thậm chí đen và có mùi cực kỳ hôi. Mặc dù điều này chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới nhưng phụ nữ cũng có thể bị hoại tử Fournier.

 

Chứng hoại tử tổng hợp vi khuẩn tiến triển

Loại hoại tử hiếm gặp này có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Các tổn thương trên da có thể phát triển xung quanh khu vực bị ảnh hưởng từ một đến hai tuần sau khi phẫu thuật.

 

Làm sao biết bạn bị hoại tử?

Bác sĩ sẽ thảo luận về bệnh sử của bạn và thực hiện khám sức khỏe nhanh. Hãy chia sẻ với bác sĩ của bạn về bất kỳ chấn thương hoặc vết thương gần đây nào mà bạn gặp phải. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử. Sau khi bạn đã thảo luận về các triệu chứng của mình, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm.

Xét nghiệm máu có thể xác định xem số lượng bạch cầu của bạn có cao hơn bình thường hay không. Xét nghiệm này cho thấy bạn có bị nhiễm trùng hay không. Một xét nghiệm hình ảnh được gọi là chụp động mạch có thể nhìn vào động mạch của bạn để xem máu chảy như thế nào và xác định xem có khu vực nào bị gián đoạn hay không. Các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI hoặc chụp cộng hưởng từ, có thể cho thấy vị trí hoại tử đã lan rộng.

Nếu nghi ngờ hoại tử bên trong, bạn có thể cần khám phẫu thuật để có thể chẩn đoán chính xác.

 

Điều trị hoại tử như thế nào?

Nếu bạn bị hoại tử, điều quan trọng là phải loại bỏ mô bị nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Điều này có thể ngăn chặn tình trạng hoại tử lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Bác sĩ của bạn có thể thực hiện một cuộc giải phẫu. Cuộc giải phẫu này bao gồm phẫu thuật loại bỏ các mô bị ảnh hưởng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị ghép da để sửa chữa tổn thương do hoại tử và bất kỳ khiếm khuyết nào còn sót lại sau khi cắt bỏ mô. Ghép da là một hình thức phẫu thuật tái tạo. Bác sĩ sẽ lấy một phần da ở một khu vực khó thấy trên cơ thể và sử dụng chúng để thay thế vùng da bị tổn thương do hoại tử.

Việc uống thuốc kháng sinh cũng cần thiết để chống nhiễm trùng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên cắt cụt bàn chân, ngón chân, ngón tay hoặc nơi nhiễm trùng khác.

Bị hoại tử chân có chữa được không?

Làm thế nào để ngăn ngừa hoại tử?

Có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị hoại tử. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên thường xuyên kiểm tra tay chân xem có tổn thương hay dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Nói chung, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách:

  • Chú ý đến cân nặng của bạn. Nếu bạn thừa cân, nó có thể gây ra áp lực quá mức lên động mạch của bạn. Điều này có thể hạn chế lưu lượng máu, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Mặc quần áo phù hợp. Điều quan trọng là phải mặc ấm trong thời tiết lạnh. Da bị tê có thể dẫn đến hoại tử. Nếu da nhợt nhạt, lạnh hoặc tê bất thường sau khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, bạn nên đi khám ngay.

  • Bỏ hút thuốc. Sử dụng thuốc lá lâu dài làm suy yếu mạch máu và có thể khiến bạn dễ bị hoại tử hơn.



Theo tạp chí Healthline

Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 

Facebook Top
Zalo