Giỏ hàng

Loạn dưỡng mỡ

Loạn dưỡng mỡ (hay phì đại mỡ) là hiện tượng xuất hiện một cục mô mỡ dưới da do tiêm insulin nhiều lần ở cùng một vị trí. Hiện tượng này phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Phì đại mô mỡ dưới da có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ insulin của cơ thể và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần phải thay đổi các vị trí tiêm thuốc, kiểm tra da và sử dụng kim mới cho mỗi lần tiêm.

GIỚI THIỆU CHUNG

Loạn dưỡng mỡ là gì?

Loạn dưỡng mỡ là kết quả của việc tiêm insulin lặp đi lặp lại ở một chỗ trên da, dẫn đến hình thành một cục mô mỡ dưới da. Vị trí này sẽ có cảm giác sần, cứng hoặc đàn hồi như cao su. Ngoài ra, có thể cảm thấy hơi tê tại vùng này.

Đối tượng nào có thể bị loạn dưỡng mỡ?

Loạn dưỡng mỡ thường gặp ở những người cần tiêm và truyền insulin thường xuyên để điều trị bệnh tiểu đường. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người cần tiêm thuốc điều trị HIV.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn dưỡng mỡ bao gồm:

  • Không thay đổi vị trí tiêm hoặc bơm thường xuyên.
  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp.
  • Tái sử dụng kim tiêm (bơm kim tiêm chỉ nên sử dụng một lần).
  • Sử dụng insulin người thay vì insulin được tạo ra trong phòng thí nghiệm..

Loạn dưỡng mỡ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? 

Ngoài việc gây ra cục u dưới da thì phì đại mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ insulin của cơ thể. Insulin là một loại hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất và điều trị bệnh tiểu đường. 

Nếu tiêm hay truyền insulin vào vùng bị phì đại mô mỡ, insulin có thể được hấp thụ chậm hơn hoặc nhanh hơn dự kiến. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Nhiễm toan ceton liên quan đến bệnh tiểu đường (DKA), biến chứng này có khả năng đe dọa tính mạng từ bệnh tiểu đường.
  • Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết).
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
  • Cần dùng liều insulin cao hơn.
  • Kết quả kém trong xét nghiệm huyết sắc tố glycosyl hóa (HbA1c) (mức HbA1c cao).

Loạn dưỡng mỡ có thể gây khó khăn trong việc quản lý bệnh tiểu đường ngay cả khi bạn đang thực hiện tốt các bước kiểm soát bệnh.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Nguyên nhân gây ra loạn dưỡng mỡ?

Loạn dưỡng mỡ xảy ra khi một người tiêm insulin hoặc một loại thuốc khác vào cùng một vùng da quá nhiều lần. Điều này bao gồm việc truyền thuốc qua máy bơm insulin.

Việc tiêm lặp lại có thể gây ra sự tích tụ chất béo, protein và mô sẹo. Thêm vào đó, các tế bào mỡ phì đại có kích thước gấp đôi tế bào mỡ bình thường, điều này có thể làm cho các khối u thậm chí còn lớn hơn.

Loạn dưỡng mỡ biểu hiện như thế nào?

Phì đại mỡ thường xảy ra ở đùi hoặc bụng vì đây là những vị trí thường được tiêm. Các mô mỡ phì đại có thể có kích thước khác nhau, từ quả bóng golf đến nắm tay. Chúng có thể trông hoặc cảm thấy:

  • Chắc hơn hoặc cứng hơn mô xung quanh.
  • Vón cục.
  • Nâng lên.
  • Cao su.
  • Sưng lên.
  • Cảm thấy dày hơn các vị trí khác ở cùng vùng da đó.

Ngoài ra, cục u phì đại mỡ thường có ít cảm giác. Do các vị trí này có thể bị tê hoặc hơi tê nên nhiều người thích tiêm lại vị trí cũ đó nhằm giảm đau, tuy nhiên, điều này có thể khiến các khối u và bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.

Phì đại mỡ có lan rộng không?

Chứng phì đại mô mỡ không lan rộng nhưng cục u có thể lớn hơn theo thời gian nếu vẫn tiếp tục tiêm vào chỗ đó. Những cục u mới có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể khi bạn tiêm thường xuyên và liên tục.

CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA

Làm thế nào để chẩn đoán loạn dưỡng mỡ?

Phát hiện sớm là chìa khóa để xác định vấn đề, đảo ngược nó và ngăn ngừa các biến chứng. Để xác định loạn dưỡng mỡ, hãy kiểm tra da thường xuyên đặc biệt là trước khi đâm kim hoặc bơm ống thông (ống rỗng nhỏ mà insulin chảy qua).

Ngoài ra, hãy yêu cầu các chuyên gia chăm sóc sức khỏe kiểm tra các vị trí tiêm khi tái khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán phì đại mỡ bằng cách đơn giản:

  • Nhìn vào khối u.
  • Nhấn vào một số khu vực trên cơ thể.
  • Nói chuyện về thói quen tiêm và bơm insulin.

QUẢN LÝ BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Loạn dưỡng mỡ được điều trị như thế nào?

Hiện tại, bệnh phì đại mô mỡ dưới da chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Bạn nên ngừng tiêm ở khu vực đó trong ít nhất 2-3 tháng cho đến khi khu vực đó lành lại và trở lại bình thường.

Ngoài ra, phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ cũng có thể được xem xét để loại bỏ các chất béo tích tụ nghiêm trọng. Phẫu thuật cắt bỏ cũng có thể được xem xét đối với những vùng không thể giải quyết được hoặc gây khó chịu.

CÁCH PHÒNG NGỪA

Làm thế nào để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ?

Một số biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh:

  • Thay đổi vị trí tiêm mỗi lần và vị trí bơm insulin 2-3 ngày một lần.
  • Không tái sử dụng kim tiêm.
  • Xây dựng một kế hoạch bao gồm lịch trình của các vị trí tiêm hoặc bơm cụ thể, sau đó thực hiện theo đúng kế hoạch đó.
  • Yêu cầu bác sĩ kiểm tra các vị trí tiêm hoặc bơm mỗi khi có hẹn khám trực tiếp.
  • Kiểm tra da trước khi tiêm thuốc hoặc chèn ống thông bơm để tìm bất kỳ mô nào cảm thấy khác biệt.
  • Theo dõi chỗ tiêm thuốc hoặc đặt máy bơm bằng biểu đồ, lịch hoặc ứng dụng.
  • Khoảng cách các vị trí tiêm cách nhau ít nhất bằng chiều rộng ngón tay (ba chiều rộng ngón tay đối với máy bơm). 

TRIỂN VỌNG/TIÊN LƯỢNG

Loạn dưỡng mỡ có biến mất không?

Da phì đại mỡ có thể lành lại sau nhiều tháng, đôi khi nhiều năm. Bạn không nên tiêm bất kỳ loại thuốc nào vào vị trí này cho đến khi nó lành lại.

Liệu loạn dưỡng mỡ có trở lại không?

Hội chứng này có thể trở lại trong cùng một vùng da hoặc ở một vùng da khác trên cơ thể. Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn không thường xuyên luân phiên thay đổi các vị trí tiêm hoặc bơm hoặc nếu sử dụng lại kim tiêm.

SỐNG CHUNG VỚI LOẠN DƯỠNG MỠ

Làm thế nào để tự chăm sóc bản thân?

Nếu phát hiện có một vùng trên da có thể bị phì đại mô mỡ thì hãy ngừng tiêm vào vùng đó. Dù việc tiêm sẽ làm tổn thương nhiều hơn ở một khu vực khác nhưng vẫn nên thay đổi vị trí tiêm hoặc bơm. Việc tiêm hoặc truyền nhiều lần vào vùng phì đại mỡ có thể làm khối u trở nên tồi tệ hơn, cản trở sự hấp thụ insulin và dẫn đến các biến chứng.

Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế?

Hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về bất kỳ bất thường nào trên da, đặc biệt nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Da bị phì đại mỡ không nên:

  • Nóng hoặc ấm khi chạm vào.
  • Màu đỏ.
  • Bầm tím.
  • Đau đớn.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng hay một vấn đề khác.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 

Facebook Top
Zalo