Giỏ hàng

Tiêm insulin: Vị trí tiêm và cách tiêm

Tiêm insulin là một trong những biện pháp quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Tùy thuộc vào phương pháp tiêm, người tiểu đường cần thay đổi luân phiên các vị trí tiêm cũng như tuân thủ theo hướng dẫn tiêm để tiêm đúng và đạt hiệu quả tối ưu. 

Các phương pháp tiêm insulin

Có nhiều cách để tiêm insulin, bao gồm việc sử dụng kim tiêm, bút tiêm, máy bơm insulin, đầu phun (gần tương tự bút nhưng ko dùng kim). Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định đâu là kỹ thuật phù hợp nhất với bạn. Hiện tại, bơm kim tiêm vẫn là phương pháp phổ biến nhất với giá thành rẻ. 

Kim tiêm

Các loại kim tiêm sẽ mang các hình dáng khác nhau tùy thuộc vào liều lượng insulin và kích cỡ của đầu kim. Kim tiêm thường được làm bằng thép và nên được vứt bỏ sau mỗi lần sử dụng. Thông thường, kim tiêm cho insulin sẽ dài 12.7mm. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các đầu kim nhỏ hơn và ngắn hơn với chiều dài 8mm, 6mm, hay 4mm, cũng có độ hiệu quả tương tự đầu kim truyền thống, bất kể cân nặng của người bệnh. Do vậy, việc tiêm insulin đang dần trở nên đỡ đau đớn hơn bao giờ hết.

Vị trí tiêm insulin trên cơ thể

Bạn sẽ sử dụng một loại kim tiêm ngắn để tiêm insulin vào lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ này nằm giữa da và lớp cơ. Nếu tiêm insulin vào lớp cơ sâu hơn, cơ thể sẽ hấp thụ insulin với tốc độ nhanh hơn cần thiết và tác dụng của một liều insulin sẽ không kéo dài được lâu. Không những vậy, việc tiêm vào cơ sẽ gây đau hơn nhiều, hấp thụ insulin quá nhanh cũng sẽ dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết

Những người sử dụng insulin thường xuyên nên xoay vòng vị trí tiêm trên cơ thể. Nếu chỉ tiêm tại một vị trí cố định sẽ dễ dẫn đến chứng loạn dưỡng mỡ (lipodystrophy). Hội chứng này xảy ra khi mỡ bị phân huỷ hoặc tích tụ dưới da, gây ra u hoặc vết lõm cản trở việc hấp thụ insulin. 

Bạn có thể luân phiên tiêm vào các vị trí khác nhau trên vùng bụng, với mỗi vị trí tiêm cách nhau khoảng 2.5cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm insulin vào các vị trí khác như đùi, tay hoặc mông. 

Bụng

Vị trí tốt nhất để tiêm insulin là vùng bụng. Tại vùng này, insulin được hấp thụ nhanh và dễ dàng tiêm. Bạn hãy lựa chọn vị trí giữa dẻ sườn cuối và trên vùng mu, và cách rốn ít nhất 5cm. Bạn cũng nên tránh tiêm vào các vị trí gần sẹo hay nốt ruồi bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ insulin. Hãy tránh xa các mạch máu vỡ và tĩnh mạch bị giãn nữa. 

Đùi

Bạn có thể tiêm insulin vào vùng trên cùng và bên ngoài của đùi, dưới đầu cẳng chân khoảng 10cm và trên đầu gối 10cm. 

Tay

Hãy sử dụng vùng mỡ đằng sau tay, giữa vai và khuỷu tay.

Cách tiêm insulin

Trước khi tiêm insulin, hãy kiểm tra lại chất lượng của kim tiêm. Nếu bạn trữ insulin trong tủ lạnh, hãy mang insulin trở lại nhiệt độ phòng. Nếu insulin có màu đục, hãy lăn lọ đựng insulin giữa hay lòng bàn tay trong vài giây để trộn lại insulin. Đừng lắc lọ! Các loại insulin có tác dụng ngắn mà không trộn lẫn với các loại insulin khác không được vẩn đục. Bạn đừng sử dụng insulin có cặn, đặc lại hoặc đổi màu. 

Hãy làm theo các bước dưới đây để tiêm insulin một cách an toàn và đúng cách.

Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết:

  • Lọ insulin
  • Kim và ống tiêm
  • Miếng bông tẩm cồn
  • Băng keo cá nhân
  • Túi đựng rác để vứt kim tiêm một cách an toàn

Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 20 giây. Hãy nhớ rửa sạch cả vùng mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay. 

Bước 2: Cầm bơm tiêm (đã gắn kim tiêm) thẳng và hướng lên trên. Kéo pít tông của bơm tiêm đến vị trí chỉ liều lượng bạn muốn tiêm. 

Bước 3: Mở nắp lọ insulin và nắp kim tiêm. Nếu bạn đã sử dụng lọ insulin này trước đây, hãy nhớ lau nút lọ bằng bông tẩm cồn. 

Bước 4: Đẩy kim tiêm vào nút lọ insulin và ấn pít tông kim tiêm xuống để không khí từ ống tiêm được bơm vào lọ. Lượng không khí này sẽ thay thế lượng insulin bạn sẽ rút ra.

Bước 5: Trong lúc vẫn giữ nguyên kim tiêm trong lọ, lật ngược lọ. Kéo pít tông xuống đến khi phần trên của cao su đen của pít tông chỉ đến liều lượng đúng. 

Bước 6: Nếu có bong bóng khí trong ống tiêm, nhẹ nhàng gõ vào thành để các bong bóng này dâng lên trên. Ấn nhẹ pít tông để bơm bong bóng quay lại lọ. Kéo pít tông một lần nữa để trở lại đúng vạch chỉ liều lượng. 

Bước 7: Đặt lọ insulin xuống và cầm vào giữa ống tiêm (như cách bạn cầm phi tiêu vậy). Tránh cầm vào pít tông.

Bước 8: Lau vị trí tiêm bằng miếng bông tẩm cồn. Đợi vài phút để đợi cồn khô trước khi bắt đầu tiêm. 

Bước 9: Để tránh tiêm vào cơ, véo nhẹ một phần da tầm 2.5 - 5 cm. Tiêm ở góc 90°. Ấn pít tông xuống hết cỡ và đợi khoảng 10 giây. Với các loại kim tiêm nhỏ hơn, bạn có thể bỏ qua bước véo da. 

Bước 10: Ngưng việc véo da ngay sau khi bạn đã ấn bơm tiêm và rút kim tiêm. Đừng xoa vùng vừa tiêm. Nếu thấy chảy máu nhẹ, hãy sử dụng băng keo cá nhân để băng lại cầm máu. 

Bước 11: Vứt bỏ kim tiêm và bơm tiêm đã sử dụng tại một nơi an toàn. 

Các mẹo nhỏ khi tiêm insulin

  • Bạn có thể làm tê da với một cục đá trong vài phút trước khi sát trùng bằng cồn.
  • Sau khi bạn lau cồn qua vị trí tiêm, hãy đợi vài phút để cồn bay hơi hết. Việc này sẽ giúp cho việc tiêm đỡ xót hơn.
  • Tránh tiêm vào lỗ chân lông.
  • Hãy giữ một biểu đồ có các vị trí tiêm để theo dõi việc bạn đã tiêm những vị trí nào. 
 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 024 37765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 
Facebook Top
Zalo