Giỏ hàng

Băng gạc y tế

Băng gạc y tế được sử dụng để bảo vệ vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại băng gạc khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại vết thương. Hiện nay, có rất nhiều loại băng gạc vết thương khác nhau được sử dụng trong y tế. Dưới đây là các loại phổ biến nhất.

Vải

Gạc vải hiện tại vẫn là mẫu gạc điển hình phổ biến được sử dụng trong chăm sóc vết thương tại Việt Nam. Nó bao gồm có các cuộn vải, sơ vải… để cầm máu cũng như giữ vết thương. Nhưng thực tế loại gạc này cũng tồn tại rất nhiều vấn đề. Thứ nhất đó là tình trạng gạc dính vào vết thương gây tình trạng đau đớn khi thay băng gạc. Thứ hai, gạc không tạo được môi trường trao đổi khí thuận lợi cho việc hồi phục vết thương…

Song để tiến đến một sự chăm sóc toàn diện vết thương cũng như sự an toàn thì các loại gạc tiên tiến đã ra đời.

Hydrocolloid

Loại này được dùng phổ biến cho vết thương như bỏng, tiết nhiều dịch lỏng, hoại tử hay loét tỳ đè. Đây là loại băng thoáng khí, có khả năng tự dính và không cần băng keo. Băng được làm từ chất liệu dẻo tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Loại băng này hoạt động nhờ tạo môi trường ẩm chữa lành vết thương. Bên cạnh đó bề mặt của nó có một lớp polysaccharide và polyme có khả năng hấp thụ nước và tạo một lớp gel để giữ vết thương sạch, khỏi nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Băng dán Hydrocolloid không thấm vi khuẩn nên đây chính là bằng chứng hiệu quả cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng phân hủy sinh học tốt.

Hydrogel

Được sử dụng cho các vết thương tiết ít hoặc không có dịch, vết thương đang hoại tử, vết loét do tỳ đè hoặc vị trí hiến tạng… Hydrogel cũng có thể dùng cho những vết thương bị nhiễm trùng hoặc bỏng cấp độ 2.

Băng gạc Hydrogel được thiết kế mang đến sự thoải mái cũng như giảm đau cho bệnh nhân. Lớp gel làm mát trong nó cũng góp phần giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Những loại vết thương dùng loại gạc này có thể kể đến như: vết thương khô hoặc gần khô, vết thương có mô chết…. Bằng cách cung cấp ẩm nó sẽ thúc đẩy sự hình thành tế bào.

Alginate

Alginate là loại gạc được dùng cho các vết thương có lượng dịch tiết ra nhiều, vết bỏng, vết loét tĩnh mạch, vết thương đang đóng vảy và vết loét tỳ đè áp lực cao. Loại băng gạc này có khả năng thấm hút chất lỏng tốt đồng thời tạo ra 1 lớp gel giúp giảm đau chữa lành vết thương nhanh chóng. Do được chiết xuất từ sợi natri và rong biển nên nó có khả năng phân hủy sinh học tốt.

Những loại băng này không đòi hỏi thay thường xuyên mà chỉ cần 2 ngày 1 lần tùy theo mức độ dịch tiết của vết thương bởi thực tế thay băng quá nhiều khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào vết thương hơn.

Collagen

Dùng cho các vết thương mãn tính có mức độ nghiêm trọng khác nhau, dịch tiết nhiều hoặc những vết thương tiết ra mùi hôi. Băng xốp PU sẽ thấm hút dịch tiết khỏi bề mặt tạo môi trường thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.

Loại băng này cũng cho phép hơi nước xâm nhập giữ vùng da ẩm ướt thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó loại băng này cũng có rất nhiều kích cỡ dùng cho mọi vết thương.

Film trong suốt

Loại băng này thường được bác sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân phẫu thuật muốn theo dõi quá trình lành vết thương. Vì những băng này bao phủ 1 lớp phim trong nên nó có thể dễ dàng quan sát nắm bắt các biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như phát hiện nhiễm trùng sớm hơn. Vì thế nó được dùng cho những loại vết thương như vết loét, vết bỏng….

Làm sao để lựa chọn loại băng gạc phù hợp với vết thương?

Để lựa chọn loại băng gạc phù hợp nhất với vết thương, bạn cần phải đánh giá được vết thương của mình thông qua những câu hỏi như:

  • Đây là loại vết thương gì?

  • Các mô ở xung quanh ra sao?

  • Những cạnh của vết thương trông như thế nào và vết thương có bị rỉ dịch không?

  • Dịch ra ít hay nhiều? 

Thông qua việc đánh giá này, bạn sẽ xác định được vết thương của mình đang ở giai đoạn nào của quá trình liền vết thương và những băng gạc y tế sẽ có chức năng gì ở các giai đoạn đấy. Bạn nên lựa chọn loại băng không quá khô và ẩm ướt. 

Lưu ý rằng băng vết thương đúng cách sẽ giúp bảo vệ vết thương trong thời gian dài hơn. Điều này rất quan trọng vì các nghiên cứu cho thấy rằng khi vết thương thay băng 2 lần mỗi ngày, tỷ lệ nhiễm trùng sẽ tăng lên.

Facebook Top
Zalo