Giỏ hàng

Vết thương phần mềm

Theo thư viện Y khoa Việt Nam, vết thương phần mềm chỉ các thương tích gây rách da và gây tổn thương mô liên kết dưới da, gân và cơ, hoặc vết thương được xem như sự gián đoạn trong sự liên tục của tế bào và sự lành vết thương là sự phục hồi của sự liên tục đó.

Phân loại  
Vết thương được phân loại dựa theo các tiêu chí sau:
Theo tình trạng nguyên vẹn của da
- Vết thương hở: là những vết thương mà mất sự nguyên vẹn của da như vết mổ, vết rạch, rách gây ra bởi các vật sắc nhọn, bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau,...
- Vết thương kín: là những vết thương không làm mất sự nguyên vẹn của da như các nốt xuất huyết, bầm máu,...
Theo mức độ ô nhiễm
- Vết thương sạch: là vết thương ngoại khoa không bị nhiễm khuẩn. Vết thương không nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu.
- Vết thương sạch nhiễm: là vết thương nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu nhưng có sự kiểm soát nhiễm trùng, vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Vết thương nhiễm: vết thương nhiễm trùng, vết thương do tai nạn, vết thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước mổ.
- Vết thương bẩn: vết thương có mủ và có nguồn gốc bẩn trước.
Theo nguyên nhân
- Phẫu thuật: do vết rạch hay cắt lọc.
- Chấn thương: do cơ học, do nhiệt độ, do hoá chất.
Theo thời gian
- Vết thương cấp tính: là vết thương do chấn thương, do phẫu thuật. 
- Vết thương mạn tính: loét giường, bàn chân tiểu đường, rò vết thương do lao thường kéo dài thời gian chữa lành vết thương.

Biến chứng
Các biến chứng vết thương phổ biến nhất là:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng vết thương có biểu hiện chảy mủ, có mùi hôi, sốt, đau nhói âm ỉ, sưng và nóng nhẹ tại vết thương.
  • Viêm nhiễm: Vết thương bị viêm nóng, đỏ, đau, sưng tấy và khó cử động.
  • Tạo sẹo: Các tế bào tái sinh có các đặc điểm khác nhau và mô sợi có thể chữa lành vết thương, nhưng có thể để lại sẹo.
  • Mất chức năng: Nhiều vết thương có thể gây tàn phế và đe dọa tính mạng nếu một cơ quan chính, mạch máu hoặc dây thần kinh bị tổn thương. Dù bằng cách nào, trong khi vết thương vẫn còn tươi hoặc đang lành, chi hoặc khu vực bị ảnh hưởng sẽ mất chức năng cho đến khi tất cả các mô bị mất hoặc bị tổn thương được phục hồi.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị vết thương lâu dài hoặc phát triển, nhưng nguy cơ cao hơn được phát hiện ở trẻ em, người cao tuổi, người nghiện rượu, người nghiện ma túy hoặc người bị bệnh tâm thần hoặc khuyết tật. Những người sống trong môi trường độc hại hoặc làm công việc nguy hiểm cũng làm tăng nguy cơ phát triển vết thương. Những bệnh nhân bị bệnh mãn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu thậm chí có nguy cơ phát triển vết thương cao hơn.

Điều trị và ngăn ngừa
Với mỗi loại vết thương, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị vết thương thường bao gồm những bước sau:

  • Làm sạch bằng nước sạch để loại bỏ tất cả các vật lạ. Một số vết thương có thể cần được rửa sạch bằng ống tiêm y tế, trong khi những vết thương khác có thể cần phẫu thuật để loại bỏ vật lạ hoặc mô chết.
  • Chăm sóc và băng bó vết thương thích hợp, đồng thời bôi thuốc kháng sinh tại chỗ nếu cần. Một số loại thuốc chống viêm hoặc giảm đau cũng có thể được kê đơn để giảm bớt tình trạng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Những bước cơ bản trong điều trị vết thương có thể giúp bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương .

Facebook Top
Zalo