Giỏ hàng

Sẹo lồi: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Sẹo hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ.


Sẹo lồi là gì?

Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình liền vết thương. Ở một số trường hợp, các mô sẹo vẫn tiếp tục phát triển sau khi vết thương hở đã lành, tạo thành một khối cứng có vỏ bọc và bề mặt nhẵn được gọi là sẹo lồi. Sẹo lồi có thể lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu. 

Mặc dù sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng nó có thể tạo ra những lo ngại về mặt thẩm mỹ.


Đặc điểm của sẹo lồi

Sẹo lồi hình thành và phát triển nhanh hay chậm là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng đa số sẹo lồi đều hình thành và phát triển từ từ, có thể mất từ 3 đến 12 tháng hoặc lâu hơn sau khi da bị tổn thương. Đôi khi, nó vẫn tiếp tục phát triển trong nhiều năm.

Sẹo lồi có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất ở cổ, vai, ngực, lưng và tai. Sẹo lồi trên dái tai có thể có hình tròn hoặc hình bầu dục. Trên ngực, chân hoặc tay, sẹo lồi thường là một vết sẹo nhô lên cao hơn so với bề mặt da. 

Ban đầu, sẹo lồi sẽ có màu hồng, đỏ hoặc tím. Khi sẹo lồi ngừng phát triển, màu sẹo có xu hướng đậm hơn với đường viền thường sẫm hơn vùng trung tâm. 

Khi sờ vào vết sẹo sẽ có cảm giác khác với vùng da xung quanh. Sẹo lồi có thể mềm và nhão hoặc cứng và cao su.

Khi sẹo lồi đang phát triển, một số sẹo lồi có thể ngứa hoặc đau khi chạm vào hoặc ma sát với quần áo. Các triệu chứng này thường chấm dứt sau khi sẹo lồi ngừng phát triển.

Sẹo lồi thường là mối quan tâm về thẩm mỹ hơn là sức khỏe. Bạn có thể cảm thấy tự ti nếu sẹo lồi rất lớn hoặc ở vị trí dễ nhìn thấy, chẳng hạn như trên dái tai hoặc mặt.


Nguyên nhân nào gây ra sẹo lồi?

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn đầy đủ nguyên do hình thành sẹo lồi, nhưng nó xảy ra khi collagen tại vết thương đã lành được sản xuất quá mức.

Hầu hết các loại chấn thương da đều có thể góp phần tạo nên sẹo lồi. Bao gồm:

Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sự hình thành sẹo lồi bao gồm:

  • người Da đen, La tinh hoặc Châu Á.
  • dưới 30 tuổi
  • phụ nữ có thai
  • tiền sử bị sẹo lồi trong gia đình.
  • người có làn da sẫm màu có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn từ 15% đến 20%.

Điều trị sẹo lồi

Mục tiêu của điều trị là làm phẳng, mềm hoặc thu nhỏ sẹo lồi. Sẹo lồi có thể khó loại bỏ. Đôi khi chúng trở lại sau khi điều trị. Nhiều bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

  • Tiêm corticosteroid giúp thu nhỏ vết sẹo.
  • Áp lạnh vết sẹo là phương pháp có thể được sử dụng để giảm độ cứng và kích thước của sẹo lồi. Nó hoạt động tốt nhất trên sẹo lồi nhỏ.
  • Dán miếng ép sẹo silicon hoặc bôi gel silicon trị sẹo giúp làm phẳng làm mờ vết sẹo.
  • Liệu pháp laser có thể giúp làm phẳng sẹo lồi và cũng có thể làm phai màu sẹo.
  • Phẫu thuật cắt bỏ, nhưng hầu hết sẹo lồi sẽ trở lại sau khi điều trị này.
  • Xử lý áp lực. Sau khi phẫu thuật sẹo lồi, việc giữ áp lực lên khu vực này sẽ làm giảm lưu lượng máu. Điều này có thể giúp ngăn sẹo lồi quay trở lại.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, các phương pháp điều trị khác nhau sẽ có tác động và hiệu quả khác nhau. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất với bạn.

Facebook Top
Zalo