Giỏ hàng

Mặt Nạ Thanh Quản là gì? Tiến bộ trong sử dụng mask thanh quản

 

 

 

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị mở đường thở được sử dụng để giúp cung cấp oxy và thông khí cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong môi trường được kiểm soát. 

Một trong những thiết bị thông khí này được gọi là thiết bị mở đường thở trên thanh môn. Đường thở trên thanh môn nằm phía trên hoặc xung quanh lỗ thanh môn và không đi sâu hơn vào đường thở. 

Mở đường thở trên thanh môn là thiết bị giữ cho đường hô hấp trên thông thoáng, nhằm  thông khí giúp không bị tắc nghẽn. Mặt nạ thanh quản, hay mask thanh quản, là một sản phẩm phổ biến giúp mở đường thở trên thanh môn và đã được sử dụng từ năm 1981. 

Sự phát triển của mặt nạ thanh quản đã được ca ngợi là một trong những phát triển quan trọng nhất những tiến bộ trong quản lý đường thở kể từ sự phát triển của ống nội khí quản. Có rất nhiều tài liệu báo cáo việc sử dụng thành công mặt nạ thanh quản như một thiết bị đường thở chính và mở đường dẫn để đặt ống nội khí quản

Phương pháp mở đường thở trên thanh môn hiện được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong nhiều chỉ định lâm sàng khác nhau. Tính linh hoạt và dễ sử dụng của phương pháp này khiến chúng đặc biệt có giá trị đối với những người thực hành gây mê, hồi sức và chăm sóc đặc biệt

Mask thanh quản có nhiều ưu điểm so với ống đặt nội khí quản ở chỗ mặt nạ thanh quản ít có tính xâm lấn hơn khi đưa vào cở thể người bệnh, giảm chấn thương đường thở, giảm yêu cầu vận động cổ, và giảm nguy cơ co thắt thanh quản và co thắt phế quản.

 

Mặt nạ thanh quản thế hệ đầu tiên

Có nhiều loại mặt nạ thanh quản và thiết kế mask thanh quản khác nhau, được phát triển và sử dụng cho các mục đích cụ thể khác nhau. 

Các thiết bị thế hệ đầu tiên là các ống dẫn khí đơn giản, không có những thiết kế cụ thể để nhằm giảm nguy cơ hít phải chất chứa trong dạ dày qua phổi.

Mặt nạ thanh quản truyền thống là sản phẩm đầu tiên được sử dụng và đã có mặt từ đầu những năm 1980. Thiết bị này đã nhận được sự công nhận rộng rãi trong một thời gian ngắn và có tác động lớn đến thực hành gây mê và quản lý đường thở. Các biến thể khác bao gồm các mẫu Flex, ProSeal, Supreme và Fastrach (tất cả đều là sản phẩm của Teleflex).

Mask thanh quản có nhiều kích cỡ, và việc chọn kích cỡ mặt nạ thanh quản chính xác dựa trên cân nặng của bệnh nhân. 

Cách đặt mask thanh quản thường được thực hiện bằng kỹ thuật cổ điển, bước đầu tiên là việc đặt chất bôi trơn (có gốc nước) ở rìa mặt sau và làm xẹp vòng bít. Người thực hành đưa nòng giữa của mask thanh quản vào miệng với bề mặt sau ép phẳng vào vòm miệng và sau đó đưa ngón trỏ tiến dọc theo đường cong vòm miệng.

Kĩ thuật đặt mask thanh quản có thể được trợ giúp bằng cách căn chỉnh theo các điểm mốc giải phẫu như môi và hàm dưới để đảm bảo kích thước phù hợp và vị trí chính xác tạo ra một miếng chắn bịt kín không bị rò rỉ vào thanh môn. Các báo cáo đã chỉ ra tỷ lệ thành công từ 88% đến 95% trong lần thử đầu tiên với những chuyên gia có kinh nghiệm.

 

Mặt nạ thanh quản thế hệ thứ hai

Thiết bị mở đường thở thanh môn thế hệ thứ hai kết hợp các tính năng cụ thể để cải thiện việc thông khí áp lực dương (PPV) và giảm nguy cơ hít phải vật lạ vào đường thở. So với các thiết kế mask thanh quản ban đầu, mask thanh quản thế hệ thứ hai được thiết kế để thực hiện những điều sau:

  • Cố gắng giảm nguy cơ hít phải vật thể lạ bằng cách kết hợp thêm một kênh để giảm áp lực dạ dày và hút dịch tiết;
  • Có các đầu được gia cố để chống gập;
  • Kết hợp các thiết kế vòng bít cải tiến để giúp tạo ra vòng xoay bít tốt hơn với áp suất thông gió cao hơn;
  • Được thiết kế cứng hơn để ngăn chặn thiết bị bị xoay và tạo điều kiện cho việc chèn mask thanh quản dễ dàng hơn.

Nói chung, thiết bị mở đường thở trên thanh môn thế hệ thứ hai đã được giới thiệu, cho phép tạo áp lực dương cao hơn, giảm nguy cơ hít sặc và giảm nguy cơ biến chứng hô hấp.

Một số ví dụ về mask thanh quản thế hệ thứ hai là: LMA ProSeal (PLMA) và LMA Supreme (Teleflex), i-gel (Intersurgical) và AuraGain (Ambu). The King LTS-D (Ambu) cũng được coi là thiết bị mask thanh quản thế hệ thứ hai và thường được sử dụng trong trường hợp trước khi vào bệnh viện.

Việc sớm nhận ra giá trị của mask thanh quản trong việc quản lý các tình huống khó thông khí đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp nhận rộng rãi của công nghệ mở đường thở trên thanh môn trong thực hành lâm sàng.

Việc sử dụng mask thanh quản không loại trừ những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Nhiều biến chứng - từ chấn thương đường thở, chảy máu, phù nề, hít dịch dạ dày, đặt không thành công, v.v. - vẫn có thể xảy ra. 

Các dây thần kinh có nguy cơ bị tổn thương do đặt mặt nạ thanh quản bao gồm dây thần kinh thanh quản quặt ngược, dây thần kinh hạ thiệt và dây thần kinh lưỡi.

 Các yếu tố tiềm ẩn gây tổn thương dây thần kinh lưỡi bao gồm:

  • Kĩ thuật đặt mặt nạ thanh quản gặp khó khăn;
  • Người thực hành thiếu kinh nghiệm;
  • Làm phồng vòng bít quá mức;
  • Định cỡ LMA không đúng;
  • Hàm dưới bị mở quá mức trong thời gian dài khi đẩy hàm;
  • Áp lực sụn nhẫn trong quá trình đặt mask thanh quản;\
  • Thao tác chu phẫu;
  • Sử dụng oxit nitơ;
  • Bôi trơn bằng thạch lidocain;
  • Xoay đầu quá mức trong quá trình đặt đặt;
  • Thay đổi kỹ thuật chèn;
  • Gây mê không đủ lâu; 
  • Ap lực bên trong vòng bít quá mức.


Mở đường thở bằng mặt nạ thanh quản tiếp tục là một phương pháp thông khí cấp cứu quan trọng ở những bệnh nhân không thể thông khí bằng mặt nạ hoặc bougie đặt nội khí quản. Bất chấp những tiến bộ này, những lo ngại cụ thể như suy hô hấp, tổn thương đường thở và hít dịch dạ dày vào phổi vẫn luôn tồn tại, đòi hỏi phải lựa chọn áp dụng cẩn thận và các kỹ thuật đặt mask thanh quản đúng để sử dụng thành công các thiết bị này.

Facebook Top
Zalo