Dấu hiệu cần sơ cứu khi bị thương, và hướng dẫn sơ cứu từ A đến Z
Dấu hiệu người bị thương cần sơ cứu ngay
Sơ cứu vết thương đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, nhất là những vết thương sâu, chảy nhiều máu, đe dọa tính mạng của nạn nhân. Thông thường, vết thương nhỏ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương nghiêm trọng, chảy nhiều máu, nạn nhân phải được sơ cứu đúng kỹ thuật nhằm hạn chế thương tổn và bảo toàn tính mạng.
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy người bị thương cần được sơ cứu ngay:
- Nạn nhân chảy máu không ngừng.
- Gặp phải các vấn đề về hô hấp: khó thở, thở gấp,…
- Đau ngực, tim đập nhanh.
- Ngạt thở.
- Ho hoặc nôn ra máu.
- Hôn mê hoặc mất ý thức.
- Nạn nhân chấn thương đầu hoặc cột sống.
- Nôn ói liên tục.
- Chấn thương do tai nạn giao thông, bỏng, ngạt khói, đuối nước, vết thương sâu hoặc lớn, điện giật, gãy xương,…
- Nạn nhân sốc phản vệ.
- Đau dữ dội các bộ phận trên cơ thể.
- Ngộ độc hóa chất.
- Tê liệt chân tay.
- Người có vết thương do bị đâm, đạn bắn hoặc vết cắt sâu.
Cách sơ cứu vết thương chi tiết A-Z
Sơ cứu vết thương rất quan trọng, nhất là vết thương sâu, chảy nhiều máu, đe dọa tính mạng của nạn nhân. Sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ góp phần hạn chế thương tổn, tăng cơ hội sống cho nạn nhân. Ngược lại, không được sơ cứu hoặc thực hiện thao tác sai có thể khiến tình trạng người bệnh thêm trầm trọng. Dưới đây là những cách sơ cứu vết thương chi tiết cần lưu ý:
- Rửa tay: luôn rửa tay trước khi áp dụng các phương pháp sơ cứu, thao tác này nhằm giữ cho vết thương sạch sẽ và ngăn nhiễm trùng.
- Đeo găng tay dùng 1 lần (nếu có).
- Cầm máu: với những vết thương sâu (vết rách, vết đạn bắn), ưu tiên hàng đầu là cầm máu nhằm ngăn ngừa cơ thể mất nhiều máu, gây nguy hiểm cho nạn nhân. Có thể dùng khăn sạch, băng hoặc gạc vô trùng ép nhẹ lên vết thương, giúp đẩy nhanh quá trình đông máu. Đồng thời, nâng cao vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.
- Làm sạch vết thương: dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa vết thương sau khi máu ngừng chảy. Rửa xung quanh vết thương bằng xà phòng. Không sử dụng hydro peroxide hoặc iốt vì có thể gây kích ứng. Loại bỏ bụi bẩn hoặc dùng nhíp đã làm sạch bằng cồn để gắp dị vật. Trường hợp dị vật quá lớn hoặc vết thương rộng, sâu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, không tự ý can thiệp vì có thể khiến vết thương nghiêm trọng.
- Xử lý vết thương bằng thuốc kháng sinh: thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Băng vết thương: che vết thương bằng vải sạch, băng hoặc gạc vô trùng, sau đó cố định bằng băng dính. Vết thương hở sâu có thể phải khâu hoặc ghim.
- Thay băng: thay băng cũ và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng ít nhất 1 lần/ngày. Khử trùng vết thương trước khi dán lại bằng băng dính hoặc gạc vô trùng.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu. Trường hợp vết thương sâu, chảy nhiều máu, nên đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: nếu thấy các triệu chứng đỏ, đau dữ dội, vết thương tiết dịch, sưng nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, xử lý nhằm hạn chế biến chứng.
Nhận định
- Giữ bình tĩnh và gọi 115 để nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của khu vực xảy ra tai nạn.
- Xem xét tình trạng sức khỏe, phân loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương mà nạn nhân gặp phải.
Lưu ý khi sơ cứu vết thương
Vết thương kín, chẳng hạn như những vết bầm nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp té ngã, gặp sự cố do luyện tập, vận động, vết thương kín có kích thước lớn, sưng, đau dai dẳng. Đặc biệt là vết thương ở những vị trí nguy hiểm như: đầu, ngực, bụng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng không đáng có.
Với những nạn nhân có vết thương hở, cần lưu ý một số điều sau:
- Không băng vết thương quá chặt vì có thể khiến máu khó lưu thông.
- Trường hợp nạn nhân chảy nhiều máu, nếu không tìm thấy khăn sạch hay gạc vô trùng. Có thể dùng tay của nạn nhân hoặc người sơ cứu ép lên vết thương, để hạn chế tình trạng mất nhiều máu.
- Sau khi đã băng bó vết thương, cần đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, đồng thời, nâng cao vùng tổn thương nhằm giảm áp lực máu tới vị trí này.
- Không tì, đè lên vết thương của nạn nhân.
- Tuyệt đối không tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương, điều này có thể gây chảy máu mất kiểm soát và nhiễm trùng.
- Trường hợp vết thương dính bụi bẩn nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ trước khi sơ cứu.
- Với những trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như đứt lìa tay, chân,… cần làm sạch vết thương và sơ cứu như hướng dẫn phía trên. Đồng thời, bảo quản bộ phận bị đứt lìa sạch sẽ, mang theo bộ phận này và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
- Với những vết thương bị đâm thủng, cần dùng nước muối sinh lý làm sạch, đồng thời, đợi vết thương khô mới thực hiện băng bó nhằm tránh nguy cơ uốn ván.
Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết thương và hướng dẫn chăm sóc vết thương đúng cách, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |