Tất tần tật về các loại vớ nén y khoa, cách chọn lựa và sử dụng
Vớ nén y khoa có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hãy cùng tìm hiểu các loại vớ nén y khoa và cách lựa chọn vớ phù hợp. Lựa chọn được đúng loại vớ y khoa giãn tĩnh mạch sẽ giúp bệnh được thuyên giảm hiệu quả.
Các loại vớ nén y khoa
Vớ nén y khoa, hay tất chống giãn tĩnh mạch, có độ dài và áp lực khác nhau phù hợp cho các phần khác nhau của chân. Đối với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), thường sẽ sử dụng loại dài đến ngay dưới đầu gối, nhưng vẫn có thể sử dụng loại vớ cao đến đùi và cao đến thắt lưng.
Vớ y khoa có các mức áp lực khác nhau, được đo bằng đơn vị mmHg (milimét thủy ngân). Chọn tất ôm vừa chân và không được quá chật. Áp lực nhẹ, với số lượng mmHg thấp hơn, thường đủ để giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi làm việc. Nhưng để ngăn ngừa DVT, người dùng cần chọn loại áp lực cao hơn và ôm chặt hơn.
Có hai loại vớ nén y khoa phổ biến:
- Vớ y khoa chia theo áp lực. Loại này phổ biến và có 3 mức áp lực. Tất có xu hướng bó chặt hơn quanh mắt cá chân và càng lỏng khi lên phía đùi trên của chân.
- Vớ áp lực phòng huyết khối hoặc vớ chống thuyên tắc huyết khối. Các loại này được thiết kế để giúp duy trì lưu thông máu và giảm tỷ lệ sưng tấy nghiêm trọng. Tất chủ yếu được sử dụng sau phẫu thuật và khi cần nằm trên giường.
Nếu bạn mang tất vì lý do y tế, bác sĩ sẽ đo chân và kê đơn loại phù hợp cho bạn.
Cách chọn vớ nén y khoa thích hợp
Nếu đây là lần đầu bạn dùng tất nén y khoa, tốt nhất bạn cần sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm ra loại phù hợp cho tình trạng của mình.
Dưới đây là một số lời khuyên để lựa chọn vớ nén y khoa thích hợp:
- Chọn đúng loại vớ: Để bệnh suy giãn tĩnh mạch mau chóng thuyên giảm, chọn loại có độ dài phù hợp và đảm bảo vừa vặn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại tất cũng như áp lực phù hợp.
- Chọn đúng mức áp lực: Mức độ ép ở chân sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh đến đâu. Trên mỗi hộp tất, các nhà sản xuất sẽ dán nhãn áp lực dựa trên phạm vi nén tính bằng mmHg. Các mức áp lực bao gồm:
- Áp lực 1. Áp lực tạo ra ít hơn 20 mmHg và dễ dàng tìm mua trực tuyến hoặc tại hiệu thuốc gần nhà.
- Áp lực 2. Áp lực tạo 20 - 30 mmHg, giúp những người bị DVT hoặc giãn tĩnh mạch kiểm soát tình trạng sưng và đau.
- Áp lực 3. Áp lực tạo 30 - 40 mmHg, phù hợp cho những người bệnh giãn tĩnh mạch bị đau hoặc sưng nặng.
- Áp lực 4. Áp lực tạo 40 - 50 mmHg, thường được sử dụng cho những người có tiền sử bệnh tĩnh mạch nghiêm trọng hoặc cục máu đông.
- Chọn đúng kích thước: Trước khi mua tất, hãy đo chiều dài và chu vi của mắt cá chân, bắp chân và đùi để chọn size tất. Nếu dùng vớ y khoa đùi hoặc vớ quần cao đến thắt lưng thì phải đo cả 3 vòng trên.
Đối với loại tất nén theo toa, nhân viên cửa hàng cung cấp thiết bị y tế sẽ giúp bạn chọn loại tất vừa vặn dựa theo số đo của bạn. Tốt nhất, bạn nên lấy số đo khi chân bạn ít sưng nhất. Khi mua, họ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách mang và cởi tất.
Nếu không thể tự đeo, có thể nhờ người thân giúp đỡ hoặc tham khảo máy chống giãn tĩnh mạch.
Cách mang vớ nén y khoa
Đi vớ y khoa đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị của phương pháp này. Khi mang vớ áp lực, cần chú ý:
- Bề mặt tất nằm phẳng trên da và tránh để nhăn hay gấp nếp.
- Chọn tất không quá dài, quá lỏng.
- Không gấp hoặc cuộn phần đầu tất xuống vì việc này có thể gây ra các vấn đề về lưu thông máu hoặc cắt đứt sự lưu thông của bạn giống như dây garo.
- Có thể mang tất, dép và giày bên ngoài vớ nén.
Nên thay vớ ép y khoa sau mỗi 3 đến 6 tháng. Đo lại chân trước khi đặt mua vớ mới.
Để được tư vấn về thiết bị chống giãn tĩnh mạch và hướng dẫn chăm sóc hệ tĩnh mạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |