Liệu pháp nén ép tĩnh mạch được sử dụng cho những bệnh lý nào?
Liệu pháp nén là một phương pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng. Vậy liệu pháp ép tĩnh mạch được sử dụng cho những bệnh lý cụ thể nào?
Theo bác sĩ David G. Armstrong, giáo sư phẫu thuật tại Trường Y Keck thuộc Đại học Nam California, liệu pháp nén thường được chỉ định để điều trị các bệnh "liên quan đến tĩnh mạch và hệ bạch huyết, đôi khi kèm theo suy tim sung huyết".
Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến thường được điều trị bằng liệu pháp nén ép tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch mạn tính (CVI)
Một trong những bệnh lý phổ biến được điều trị bằng liệu pháp nén là suy tĩnh mạch mãn tính (CVI), hày còn gọi là tình trạng lưu lượng máu kém. Theo nghiên cứu VCP, Việt Nam có tỷ lệ suy tĩnh mạch mạn tính khá cao, chiếm 17% - 40% ở người trường thành, trong đó nữ giới gấp 3 lần nam giới.
CVI thường liên quan đến:
- Giãn tĩnh mạch
- Chấn thương
- Cục máu đông
- Mang thai
- Béo phì
Phù nề
Phù nề là tình trạng tích tụ dịch gây sưng ở chân, mắt cá chân hoặc các vùng khác. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Giãn tĩnh mạch
- Phù bạch huyết
- Ngồi hoặc đứng lâu
Tất nén hay vớ giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm sưng. Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng vớ áp lực nhẹ "đặc biệt phù hợp" để giảm phù nề.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Huyết khối tĩnh mạch sâu phát triển khi cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch, thường ở chân. Đây được coi là tình trạng nghiêm trọng vì cục máu đông có thể di chuyển đến phổi và đe dọa tính mạng.
Các yếu tố nguy cơ của DVT bao gồm:
- Phẫu thuật
- Mang thai
- Không vận động trong thời gian dài
Bác sĩ có thể kê đơn vớ nén chống giãn tính mạch để phòng ngừa DVT. Nếu bạn không thể đi lại, bác sĩ có thể khuyên dùng bạn sử dụng bao chi của máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch.
Loét chân
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây loét chân - vết loét hoặc vết thương hở trên chân. Loét chân cũng liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch và lưu thông máu kém.
Để điều trị loét chân, bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc mỡ giúp vết thường mau lành
- Băng nén đặc biệt
- Vớ nén y khoa ngăn ngừa tái phát
Chống chỉ định
Liệu pháp nén không được khuyến khích trong một số trường hợp sau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:
- Bệnh lý về da khiến da bị mỏng
- Vết loét hở
- Viêm mô tế bào
- Hình dạng hoặc kích thước chân không phù hớp với thiết bị nén
- Mất cảm giác ở khu vực cần nén
- Bệnh thần kinh ngoại biên nghiêm trọng
- Bệnh động mạch ngoại biên
Bác sĩ Amstrong giải thích: "Bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gặp phải tình trạng áp lực từ thiết bị nén làm cảm trở lưu thông máu. Vì vậy, những người bị sưng phù cần được điều trị dưới sự giám sát của đội ngũ chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ gia đình, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình bàn chân, bác sĩ phẫu thuật mạch máu, bác sĩ tim mạch và các chuyên gia khác. Ngoài ra, bác sĩ vật lý trị liệu và điều dưỡng cũng là hai người quan trọng có thể giúp bạn chọn lựa thiết bị nén phù hợp và sử dụng vào thời điểm thích hợp”.
Tham khảo nguồn Healthline
Nếu bạn phải đứng cả ngày ở nơi làm việc hoặc ngồi ở bàn làm việc cả ngày, vớ y khoa giãn tĩnh mạch có thể giúp bạn giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bạn có thể mua các loại tất vớ y khoa áp lực nhẹ mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh về tĩnh mạch hoặc có nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc phù bạch huyết, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp. Để được tư vấn về thiết bị chống giãn tĩnh mạch và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tim mạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |