Giỏ hàng

Cao huyết áp – Bạn cần biết???

Để chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bằng máy đo huyết áp. Điều quan trọng là phải chú ý đến cả chỉ số huyết áp tâm thu (số cao hơn) và chỉ số huyết áp tâm trương (số thấp hơn) trong kết quả của bạn.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp, là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Kết quả đo huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực máu lên động mạch khi tim đập và có giá trị cao hơn. Huyết áp tâm thu là áp lực máu lên thành động mạch giữa các nhịp tim và có giá trị thấp hơn.

Huyết áp có thể thay đổi lên xuống tùy thuộc vào hoạt động trong ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80 mmHg, với huyết áp tâm thu đặt trước và huyết áp tâm trương đặt sau. Huyết áp được coi là cao là khi huyết áp đo được liên tục giữ ở mức từ 140/90 mmHg trở lên.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở mỗi người là khác nhau, nhưng ít vận động, chế độ ăn uống kém, béo phì, tuổi già và di truyền đều có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tăng huyết áp.

Cao huyết áp - Máy đo huyết áp Omron 8712

Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Liên Quan Với Cao Huyết Áp?

Một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn có liên quan đến huyết áp cao, bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch: một bệnh của động mạch do sự tích tụ của mảng bám, hoặc chất béo, ở thành bên trong của mạch máu; Tăng huyết áp góp phần vào sự tích tụ này bằng cách gây thêm căng thẳng và lực lên thành động mạch.
  • Bệnh tim: Suy tim (Tim không đủ khỏe để bơm máu đầy đủ), bệnh thiếu máu cơ tim (mô tim không nhận đủ máu và oxy), và bệnh cơ tim tăng huyết áp( Cơ tim dày lên, hoạt động bất thường) đều liên quan đến huyết áp cao.
  • Bệnh thận: Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu và bộ lọc trong thận, do đó thận không thể bài tiết chất thải đúng cách. Bệnh thận cũng có thể gây ra huyết áp cao, khi các chất điện giải (bao gồm cả natri) không thể được bài tiết đầy đủ khỏi cơ thể.
  • Đột quị : Tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, do góp phần vào quá trình xơ vữa mạch (có thể dẫn đến tắc nghẽn và / hoặc cục máu đông), hoặc do làm suy yếu thành mạch máu và khiến nó bị vỡ.
  • Bệnh về mắt: Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu rất nhỏ trong võng mạc.

Làm Thế Nào Để Tôi Biết Mình Bị Cao Huyết Áp?

Huyết áp cao thường không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy bạn thường không cảm thấy nó. Vì lý do đó, tăng huyết áp thường được chẩn đoán bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn có người thân bị tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ khác, điều đặc biệt quan trọng là phải chú ý đến chỉ số huyết áp của bạn.

Để chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bằng máy đo huyết áp. Điều quan trọng là phải chú ý đến cả số cao hơn (tâm thu) và thấp hơn (tâm trương) trong kết quả  của bạn .

Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn có thể bị đau đầu dữ dội bất thường, đau ngực, khó thở hoặc khả năng chịu đựng khi tậpthể dục  kém . Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy tìm kiếm đánh giá ngay lập tức.

Thường xuyên kiểm tra và theo dõi huyết áp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh huyết

Áp  phòng tránh các biến chững nguy hiểm như  độtqui tai biến mạch não, suy thận…

Facebook Top
Zalo