Kích cỡ của bơm tiêm insulin có quan trọng hay không?
Insulin có thể được nạp vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau: bơm tiêm insulin, bút tiêm insulin hay máy bơm insulin. Ở Việt Nam, bơm kim tiêm là lựa chọn để tiêm insulin phổ biến nhất hiện tại, tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến kích cỡ của nó. Kích cỡ bơm tiêm và mũi kim sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn để duy trì lượng đường trong máu ổn định cũng như giúp tạo cảm giác dễ chịu hơn khi tiêm. Bài viết này sẽ điểm qua tầm quan trọng của kích cỡ bơm tiêm insulin mà bạn nên biết.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể không thể tự tạo ra insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ lượng insulin để sử dụng.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó số người cần dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
Bơm tiêm insulin - một số điều bạn cần lưu ý
Bơm tiêm insinlin hay kim tiêm tiểu đường được thiết kế chỉ dùng 1 lần. Điều này nhằm đảm bảo được vô trùng và tránh nguy cơ nhiễm trùng từ kim tiêm ínuslin đã qua sử dụng.
Điều quan trọng nữa là bạn cần luân phiên vị trí tiêm insulin để tránh chứng loạn dưỡng mỡ hoặc tích tụ mỡ bất thường dưới da, đây là hai trong số những biến chứng thường gặp khi tiêm insulin hàng ngày.
Nguyên tắc chung khi tiêm Insulin là insulin được tiêm vào lớp mỡ ngay dưới da để tránh mũi kim không đi vào cơ, vì việc tiêm vào cơ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Việc chọn được bơm tiêm tiểu đường insulin tốt nhất còn phụ thuộc vào liều lượng insulin bạn cần phải tiêm. Liều insulin có thể thay đổi tăng hay giảm tùy thuộc vào lượng đường trong máu của bạn, vì vậy có thể bạn cần phải dự phòng các bơm kim tiên insulin với nhiều kích cỡ khác nhau để điều chỉnh liều lượng khi cần.
Kích cỡ bơm tiêm insulin
Ống tiêm insulin có nhiều kích cỡ khác nhau để cung cấp các liều insulin khác nhau. Các vạch số trên ống tiêm được đo bằng mL (mililít), tượng trưng cho những giá trị sau:
- Xi lanh 0.3 mL được sử dụng cho liều insulin dưới 30 đơn vị insulin và mỗi vạch số cách nhau khoảng 0.5 hoặc 1 đơn vị.
- Xi lanh 0.5 mL được sử dụng cho liều insulin từ 30 đến 50 đơn vị insulin và mỗi vạch số cách nhau khoảng 1 đơn vị.
- Xi lanh 1.0 mL được sử dụng cho liều insulin trên 50 đơn vị insulin và mỗi vạch số cách nhau khoảng 2 đơn vị.
Kích thước của bơm tiêm sẽ xác định lượng insulin mà một bơm tiêm chứa được và cỡ kim sẽ quyết định độ dày của mũi kim. Thông thường, kim tiêm càng mỏng hơn càng tạo cảm giác thoải mái và ít đau hơn khi tiêm.
Độ dài của mũi kim sẽ xác định độ sâu của kim khi đâm vào da. Kim tiêm insulin chỉ cần đi ngay vào lớp mỡ dưới da chứ không phải vào cơ, do vậy kim tiêm ngắn hơn thường an toàn hơn.
Kích cỡ bơm tiêm/Dung tích xi lanh (mL) | Đơn vị insulin | Độ dài của kim (mm) | Cỡ kim/Độ lớn của kim (G) |
0.3 mL | < 30 đơn vị | 5 mm | 28 |
0.5 mL | 30 - 50 đơn vị | 8 mm | 29, 30 |
1.0 mL | > 50 đơn vị | 12.7 mm | 31 |
**Lưu ý cỡ kim càng lớn thì mũi kim càng nhỏ |
Cách nhận biết kích cỡ bơm tiêm phù hợp với bạn
Bơm tiêm insulin có nhiều kích cỡ với các tùy chọn chiều dài kim khác nhau. Kích cỡ chính xác phụ thuộc vào liều insulin và mức độ thoải mái khi sử dụng. Lựa chọn đúng kích cỡ kim tiêm tiểu đường để giúp tiêm đủ lượng insulin cần thiết của một lần tiêm và tránh sai sót về liều lượng sử dụng do dùng sai bơm tiêm.
Bạn có thể cần sử dụng nhiều bơm tiêm có kích cỡ khác nhau nếu bạn cần tiêm các liều lượng khác nhau mỗi ngày. Ví dụ như bạn cần tiêm 35 đơn vị insulin vào buổi sáng và 10 đơn vị insulin vào ban đêm, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần một bơm tiêm 0,5 mL và một bơm tiêm 0,3 mL cho mỗi liều.
Bơm tiêm cũng cho phép bạn linh hoạt hơn khi cần điều chỉnh liều hàng ngày dựa trên lượng đường trong máu. Nếu liều lượng insulin bạn cần nạp vào gần bằng dung tích tối đa của bơm tiêm, hãy tăng kích thước của bơm tiêm lên một cỡ để tránh gặp phải các vấn đề khi tiêm.
Tại sao chiều dài kim tiêm lại quan trọng
Các nghiên cứu về kích thước của đầu kim tiêm tiểu đường insulin đã chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể (BMI) không quan trọng khi lựa chọn chiều dài của kim để có được liều insulin chính xác. BMI là một cách để ước tính lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng.
Kim ngắn tầm 4mm cũng có thể cung cấp liều lượng insulin chính xác. Vì vậy, nếu bạn không thích kim tiêm dài và khổ lớn, bạn có thể sử dụng mũi kim ngắn để cảm thấy thoải mái hơn khi tự tiêm insulin hàng ngày.
Kim tiêm đầu nhỏ cũng có thể làm giảm đau khi tiêm. Vì vậy, nếu bạn cần tiêm hàng ngày, hãy cân nhắc và nói chuyện với bác sĩ nếu cần.
Kỹ thuật tiêm, kích thước bơm tiêm và kim tiêm cũng như việc thay đổi vị trí tiêm, tất cả đều quan trọng khi kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường phải tự tiêm insulin hàng ngày cần hiểu rõ tầm quan trọng của kích thước bơm tiêm và mũi kim tiêm để quản lý bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng về kim tiêm hay khi phải tự tiêm insulin. Ngoài bơm tiêm insulin, còn có các lựa chọn tiêm khác cho bạn tùy thuộc vào liệu lượng, sự thoải mái khi tiêm và chi phí. Tuy nhiên, bơm tiêm tiểu đường là lựa chọn ít tốn kém nhất trong số các sản phẩm mà bạn có thể tìm mua để nạp insulin vào cơ thể. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ hay y tá nếu bạn cần sự hỗ trợ khi luyện tập cách tự tiêm insulin cho đến khi bạn hoàn toàn tự tin. Hãy luôn vứt bỏ bơm kim tiêm đã qua sử dụng đúng cách nhé! Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |