Giỏ hàng

Bài tập tay: Bước quan trọng đối với phục hồi sau đột quỵ

Bài tập tay là bước quan trọng trong quá trình phục hồi sau đột quỵ. Trải qua cơn đột quỵ, các kết nối giữa não và cơ bắp bị gián đoạn, dẫn đến mất khả năng hoạt động và suy yếu các chi, nhất là chi trên. Tuy nhiên, qua việc thực hiện các bài tập tay đúng cách, người bệnh có thể khôi phục lại sức mạnh và khả năng linh hoạt, giúp họ thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong những ngày tháng sau đột quỵ, người bệnh thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe và hạn chế về thể chất. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là liệt tay, mất cảm giác ở một hoặc cả hai tay và giảm khả năng cầm nắm. Những thay đổi này là hậu quả của sự gián đoạn trong việc truyền tin giữa não và các cơ bàn tay. Khi kết nối thần kinh không đươc liên tục, những chuyển động đơn giản như duỗi thẳng ngón tay hoặc nắm đồ vật cũng có thể trở nên khó khăn. Với người đang phục hồi chức năng, các công việc hàng ngày có thể gây nhiều khó dễ, thậm chí là không thể thực hiện được.

Thực tế, não bộ có khả năng thích ứng cao và vẫn có thể phục hồi các kết nối cần thiết hoặc tạo ra những kết nối mới. Tuy nhiên, điều này cần có thời gian và sự kiên nhẫn.

Đánh giá: Bước đầu của quá trình phục hồi

Theo nhà vật lý trị liệu - chuyên gia trị liệu tay Kevin Smith của Baystate Health, quá trình lấy lại khả năng vận động và sức mạnh thể chất khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Kevin Smith cũng cho biết: "Bước đầu tiên giúp người bệnh 'trở lại bình thường' là đánh giá khả năng của họ. Có bệnh nhân sẽ ổn về mặt sức nhưng lại thiếu sự phối hợp, và có bệnh nhân có khả năng kiểm soát tốt nhưng sức lại rất yếu. Dù họ có bắt đầu từ đâu thì mục tiêu chính luôn là phục hồi đầy đủ chức năng. Bắt đầu vật lý trị liệu sau đột quỵ càng sớm thì khả năng bình phục càng cao và cần duy trì tập luyện trong ít nhất một năm để đạt hiệu quả tốt nhất."

Tận dụng điểm mạnh

Chuyên gia Smith lưu ý rằng: "Hầu hết các liệu pháp trị liệu tay đều bắt đầu bằng việc tận dụng những điểm mạnh của bệnh nhân, đồng thời cải thiện những điểm yếu. Thường thì tốc độ cải thiện lớn nhất diễn ra trong 6 tháng đầu sau cơn đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu 2 lần/tuần tại cơ sở, văn phòng của chúng tôi. Chúng tôi tập trung vào phạm vi di chuyển, khả năng phối hợp và sức mạnh của họ. Dựa trên những nền tảng này, chúng tôi liên tục cải tiến và điều chỉnh chương trình tập để giúp họ có nhiều tiến bộ nhất có thể."

Bài tập phục hồi sau đột quỵ

Trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng, việc lặp đi lặp lại là điều rất quan trong giúp khôi phục các đường truyền thông tin bị ảnh hưởng trong cơn đột quỵ. Trong trường hợp không thể khôi phục được, não bộ thường có khả năng điều chỉnh và tạo đường truyền mới để thực hiện một chuyển động hoặc hành động tương tự. Tuy vậy, có sự lặp lại vẫn rất cần thiết. Bạn phải liên tục lặp lại một câu nói như "Tôi muốn cầm chiếc bút này lên hoặc xoay tay nắm cửa này" để kích thích bộ não. Sau đột quỵ, bệnh nhân thường có hiện tượng sưng não. Do vậy, có thể phải mất một thời gian cho não giảm sưng để thông điệp được truyền tải hoặc để bộ não nhận ra cần phải có một đường dẫn mới. Chỉ cần bạn kiên trì và kiên nhẫn thì điều này hoàn toàn khả thi.

Trong thời gian thực hiện chương trình trị liệu, các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng mới sẽ liên tục được nhà trị liệu bổ sung để mở rộng và phục hồi khả năng cho người bệnh.

Luyện tập ở nhà: Những động tác đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà

Để đạt được kết quả tốt nhất từ liệu pháp trị liệu tay, bệnh nhân được giao các bài tập cơ bản để tập luyện tại nhà. Chuyên gia Smith chia sẻ: "Nhắc một lần nữa, điều này không đơn giản chỉ là tập tay mà còn giúp rèn luyện bộ não. Chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân cách thực hiện các bài tập hàng ngày tại nhà và cung cấp hình ảnh hướng dẫn để đảm bảo họ thực hiện đúng. Chúng tôi cũng khuyến khích bệnh nhân tham gia càng nhiều công việc hàng ngày càng tốt. Nếu muốn trở lại sinh hoạt bình thường như trước, bạn phải tập luyện như bình thường. Thành thật mà nói, việc dọn bát cũng có lợi như việc cầm nắm một quả bóng. Việc hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản giúp tạo ra cảm giác thành tựu, thúc đẩy và nâng cao tình thần của bệnh nhân."

Dưới đây là 5 bài tập đơn giản của nhà vật lý trị liệu Michelle Lantaigne mà bạn có thể thực hành tại nhà:

1. Lật thẻ bài

Dùng cánh tay yếu nắm và kẹp một lá bài vào tay còn lại. Lật ngửa lá bài. Lặp lại cho toàn bộ bộ bài.

2. Vò khăn

Trải phẳng một cái khăn mặt trên bàn. Đặt bàn tay lên trên khăn (lòng bàn tay úp xuống) với các ngón tay dang rộng ở tư thế duỗi, sau đó nắm lòng bàn tay lại để bóp khăn và duỗi các ngón tay để thả khăn ra.

3. Cầm chai nước

Bắt đầu với một chai nước đầy đặt thẳng đứng trên một mặt phẳng. Dùng cả bàn tay bị liệt để nắm cha, sau đó cố gắng nhấc chai nước lên và đưa nó lên cằm, lặp lại. Nếu bạn đã quen với bài tập này thì hãy thử uống nước từ chai nước.

4. Cuộn và vắt khăn

Bắt đầu với một khăn mặt cuộn lại. Đặt khăn đã cuộn vào bàn tay bị tê liệt. Sau đó, bóp khăn mặt bằng tất cả các ngón tay. Để làm bài tập này khó hơn, hãy làm ướt khăn mặt và dùng tay vắt hết nước ra bồn rửa hoặc cho vào chậu.

5. Sắp xếp đồ dùng

Bài tập này liên quan đến việc nhặt các mặt hàng tạp hóa như lon sữa đặc. Dùng cánh tay bị ảnh hướng để cầm lon bằng cả bàn tay. Nhấc lon lên và với tay đặt nó lên một khay xoay (giống như khay dùng để đựng gia vị) đặt phẳng trên bàn. Nếu bạn muốn một bài tập khó hơn, hãy cố gắng nắm lấy chiếc lon và nhấc nó lên một bề mặt cao hơn (chẳng hạn như một chiếc kệ thấp hoặc bề mặt phẳng khác trên bếp). Sau khi bạn có thể nâng lon lên bề mặt cao, hãy với tay và đặt lon lên tủ hoặc kệ.

Thiết bị hỗ trợ bệnh nhân đột quỵ

6 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để phục hồi chức năng sau đột quỵ. Mặc dù ảnh hưởng về thể chất của đột quỵ thường rất rõ ràng nhưng tổn thất về mặt tinh thần thì khó có thể nhận ra. Khi tốc độ phục hồi chậm, người bệnh rất dễ nản lòng. Sự hỗ trợ từ một thiết bị có thể là tạo ra sự khác biệt giữa việc ai đó cứ thúc dục làm nhiều hơn hoặc chỉ xoa bóp thủ công hàng ngày. Họ sẽ không bị cằn nhằn luyện tập mà được hỗ trợ tập luyện tự động từ máy tập tay cho người liệt. Sử dụng máy tập tay tự động càng sớm thì tiến bộ càng nhanh. Sự tiến bộ mang lại động lực to lớn và cực kỳ bổ ích khi nó được lan tỏa.

 

Bài tập tay: Bước quan trọng đối với phục hồi sau đột quỵ
Găng tay tập phục hồi chức năng Timelock thiết kế gọn nhẹ, dễ sử dụng giúp việc phục hồi trở nên tiện lợi và đơn giản hơn bao giờ hết
 

Ngoài vật lý trị liệu với chuyên gia, việc sử dụng găng tay vật lý trị liệu tại nhà đang được rất nhiều người ưa chuộng. Đây không đơn thuần chỉ là một cái găng tay y tế mà là một máy tập phục hồi chức năng bàn ngón tay được thiết kế kết hợp công nghệ robot để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng bàn tay. Găng tay robot phục hồi chức năng thúc đẩy quá trình tái cấu trúc não nhờ các bài tập tập trung, cường độ cao và lặp đi lặp lại. Khi tập luyện thường xuyên với thiết bị, bệnh nhân sẽ dần dần lấy lại khả năng vận động và khôi phục sức mạnh cũng như sự linh hoạt của tay.

 

Để được tư vấn về thiết bị phục hồi chức năng và hướng dẫn luyện tập tại nhà, hãy liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo