Giỏ hàng

Vết sẹo bị ngứa tại sao? Cách trị sẹo ngứa hiệu quả

Sẹo có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là bị ngứa. Vết sẹo mới bao giờ cũng sẽ bị ngứa nhiều hơn so với sẹo cũ, đặc biệt là khi bạn gặp phải những thay đổi về da, chẳng hạn như giảm cân. Loại sẹo nào cũng có thể bị ngứa, bao gồm sẹo do rạn da, sẹo lồi, sẹo teo và sẹo co rút. 

Đừng để cảm giác ngứa vết sẹo làm bạn phải thức trắng đêm hay bồn chồn khi làm việc. Hãy đọc bài viết này để đút túi một số cách trị sẹo ngứa hiệu quả.

Nguyên nhân gây ngứa sẹo

Sẹo là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với tổn thương da ở lớp hạ bì, lớp da ngay dưới lớp da ngoài cùng. Chấn thương kích thích cơ thể tạo ra collagen, một loại protein cho da. Các sợi collagen tự nhiên này thường dày hơn và kém linh hoạt hơn so với vùng da xung quanh.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến sẹo bị ngứa:

Sẹo mới hình thành

Khi có thứ gì đó làm tổn thương làn da, các đầu dây thần kinh của cơ thể cũng có thể bị tổn thương. Các đầu dây thần kinh trở nên rất nhạy cảm và gây ra cảm giác ngứa ngáy khi chúng bắt đầu lành lại.

Một số lý do khiến da hình thành sẹo mới:

  • Mụn trứng cá, mụn mủ hay mụn bọc
  • Vết cắt và vết thương trầy xước
  • Căng da quá mức dẫn đến rạn da
  • Phẫu thuật
  • Thẩm mỹ làm đẹp

Sẹo cũ (sẹo lâu năm)

Vết sẹo được coi là sẹo cũ khi nó tồn tại được ít nhất 2 năm và cũng có thể bị ngứa do một vài lý do.

Đôi khi, vùng da bị sẹo có cảm giác rất căng. Trường hợp này thường xảy ra với vết sẹo xuất hiện sau chấn thương bỏng da. Các vùng da bị căng, khó cử động thường có cảm giác ngứa hơn.

Ngoài ra, nếu có một số thay đổi về da hay về cân nặng, các vết sẹo trên cơ thể bạn cũng có thể ngứa hơn. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn có làn da khô.

Sẹo sau phẫu thuật

Sẹo sau phẫu thuật thường sâu hơn các vết sẹo do chấn thương da thông thường. Khi da bắt đầu lành lại, chúng thường bị ngứa.

Các phương pháp trị ngứa sẹo 

Phương pháp điều trị sẹo thường phụ thuộc vào loại sẹo cụ thể, đối với sẹo ngứa cũng vậy. Ví dụ, phương pháp phẫu thuật thường không được các bác sĩ khuyến khích áp dụng cho sẹo nhỏ nhưng nó có thể lựa chọn được ưu tiên với những vết sẹo to, phì đại và lồi lên trên da.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng cả phương pháp điều trị không xâm lấn và điều trị xâm lấn cho vết sẹo.

Phương pháp điều trị sẹo không xâm lấn

Phương pháp này có thể sử dụng tại nhà để giảm ngứa và làm mờ sẹo trên da. Các phương pháp không xâm lấn được các bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

  • Bôi kem trị sẹo hoặc kem dưỡng/dầu dưỡng ẩm cao, chẳng hạn như gel silicone mờ sẹo RemScar, các loại kem dưỡng có chứa bơ ca cao hoặc dầu dừa. Dầu dưỡng vitamin E cũng là một lựa chọn tốt cho những vết sẹo cũ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo mới. Những sản phẩm này có tác dụng dưỡng ẩm cho da, từ đó giảm thiểu cảm giác ngứa.

  • Sử dụng miếng dán silicone trị sẹo. Sản phẩm này có bán tại Thiểt bị y tế Merinco. Miếng dán ép sẹo với 100% silicone y tế có tác dụng cấp ẩm, che chắn vết sẹo tránh cọ sát với quần áo, giảm ngứa nhanh chóng.

  • Sử dụng băng quấn ép sẹo đặc biệt. Những loại băng này có sẵn tại đây. Tác dụng chính của loại băng này là tạo áp lực liên tục lên vết sẹo để giữ cho sẹo không bị chai cứng.

  • Massage xoa bóp mô sẹo có thể giúp làm mềm và làm phẳng vết sẹo. Mát xa vết sẹo theo chuyển động tròn, trong khoảng thời gian 10 phút trở lên, ít nhất 3 lần mỗi ngày, tạo áp lực càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, biện pháp này thường không hiệu quả trong việc điều trị sẹo từ 2 năm tuổi trở lên.

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng nên thoa kem chống nắng lên vùng sẹo. Điều này giúp ngăn ngừa vết sẹo bị tăng sắc tố hoặc bị thâm sẫm màu hơn vùng da xung quanh. 

 

Vết sẹo bị ngứa tại sao? Cách trị sẹo ngứa hiệu quả
Miếng dán ép sẹo silicone RemScar TR cải thiện sẹo lồi, sẹo thâm chỉ sau 1 tháng sử dụng
 

Phương pháp điều trị sẹo xâm lấn

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà có tác dụng giảm ngứa chậm, không đáng kể, các bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị xâm lấn, bao gồm:

  • Tiêm corticoid nội tổn thương: Bác sĩ tiêm corticosteroid vào phần mô sẹo để giảm viêm.

  • Phẫu thuật cắt bỏ sẹo: Biện pháp này chỉ được bác sĩ áp dụng nếu họ có thể cải thiện diện mạo vết sẹo mà không làm cho vết sẹo tồi tệ hơn trước đó.

  • Liệu pháp laser: Các bác sĩ sử dụng tia laser để đốt cháy hoặc phá hủy các lớp da bên dưới vết sẹo để kích thích quá trình lành thương.

  • Phẫu thuật lạnh: Liệu pháp áp lạnh liên quan đến việc sử dụng các hóa chất làm đông cứng mô sẹo giúp phá bỏ các mô sẹo và có thể làm mờ sẹo. Các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật lạnh bằng cách tiêm steroid hoặc các loại thuốc khác như kem 5-fluorouracil (5-FU) hoặc bleomycin.

  • Xạ trị: Trong một số trường hợp, bác sĩ khuyên nên xạ trị đối với sẹo lồi hoặc sẹo bị lồi cao. Tuy nhiên, liệu pháp này gây ra tác dụng phụ đáng kể nên xạ trị thường là lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Bác sĩ sẽ liên tục xem xét các biện pháp điều trị để xem chúng có hiệu quả đối với vết sẹo của bạn hay không. Trước khi thực hiện, họ sẽ thảo luận với bạn về những rủi ro và lợi ích của từng biện pháp can thiệp cũng như thời gian phục hồi.

Phòng ngừa sẹo ngứa

Việc ngăn ngừa sẹo bị ngứa có thể bắt đầu trước khi sẹo hình thành. Chăm sóc vết thương đúng cách là một bước quan trọng để giảm thiểu sẹo và tổn thương da. Một số lời khuyên sau có thể hữu ích cho bạn:

  • Giữ sạch vùng da bị thương. Rửa vùng da bị thương với xà phòng nhẹ và nước sạch. Để bụi bẩn đọng lại ở vết thương sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng vết thương.

  • Bôi thuốc mỡ để giữ ẩm cho da. Vết thương khô đóng vảy làm tăng thời gian lành vết thương và làm tăng yếu tố ngứa. Bạn có thể dùng sáp dầu khoáng vaseline hoặc gạc urgotul, và hãy nhớ làm sạch tay trước khi thoa hoặc đắp gạc. Bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ kháng khuẩn, nhưng thường không cần thiết nếu bạn vùng da tổn thương luôn được giữ sạch.

  • Sử dụng gạc xốp therasorb hoặc băng dán hydrocolloid cho vùng da chấn thương. Đây là những loại băng gạc y tế tiên tiến có tác dụng giữ ẩm và duy trì độ ẩm tốt, thích hợp đối với những vết thương đặc biệt ngứa.

Nếu bạn thử những lời khuyên này mà vết sẹo của bạn không có sự thay đổi hoặc bắt đầu đau hơn, hãy đến bác sĩ ngay.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Sẹo bị ngứa hiếm khi cần cấp cứu y tế. Tuy nhiên, nếu chúng bị ngứa quá mức, có thể vết sẹo đã bị nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm tấy đỏ, sưng và có cảm giác nóng khi chạm vào. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Đồng thời, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Vết sẹo ngứa đang cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Vết sẹo khiến da bạn căng đến mức gây đau đớn.
  • Bạn lo lắng về tính thẩm mỹ của vết sẹo.

Bác sĩ có thể giúp bạn đánh giá vết sẹo và đưa ra khuyến nghị điều trị.

 

Ngứa có thể là một triệu chứng của quá trình lành sẹo và có nhiều phương pháp điều trị. Từ việc giữ ẩm cho đến xoa bóp cho sẹo, những bước này có thể giúp giảm thiểu tình trạng ngứa. Nếu các loại thuốc không kê đơn không giúp giảm thiểu sự khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị tiềm năng khác.

Để được tư vấn về sản phẩm trị sẹo mờ thâm và hỗ trợ thêm về điều trị sẹo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
 Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 2437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo