Giỏ hàng

Sẹo sinh mổ và các cách trị sẹo dành cho các mẹ

Sẹo sinh mổ là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Liệu sẹo có bị lồi không? Nó sẽ đau hay ngứa? Làm sao để hết sẹo? Dưới đây là những điều có thể sẽ xảy ra với sẹo và một số phương pháp điều trị sẹo mổ đẻ hiệu quả

Các loại vết thương sinh mổ

Sinh mổ là phẫu thuật bụng lớn phổ biến nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, số ca sinh mổ chiếm gần 37% tổng ca đẻ trong năm 2022.

Khi sinh mổ, thai nhi sẽ được đưa ra ngoài qua một vết cắt ở bụng và ở tử cung. Dựa trên một số yếu tố nhất định, bác sĩ sẽ chọn loại vết mổ phẫu thuật phù hợp cho từng sản phụ, không nhất thiết là loại vết cắt nhìn thấy trên da bụng sẽ trùng với loại vết cắt trên tử cung.

Có 2 loại vết rạch sinh mổ chính:

  • Vết rạch ngangLoại đường rạch mổ đẻ phổ biến nhất là đường rạch ngang bụng, còn được gọi là đường cắt bikini vì nó nằm ở vị trí bụng dưới. Vết cắt ngang có thể hơi cong hoặc thẳng. Các vết mổ ngang đi theo đường căng tự nhiên trên da giúp vết thương trông thẩm mỹ hơn, ít đau hơn sau phẫu thuật và giảm tỷ lệ thoát vị bẹn. 
  • Vết rạch dọc: Đây là loại vết rạch được cắt dọc từ vùng rốn xuống bụng dưới và ít phổ biến hơn. Bác sĩ có thể sử dụng mổ rạch dọc khi phẫu thuật cấp cứu hoặc trường hợp người bị béo phì để giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Vết mổ dọc thường gây đau nhiều, thời gian lành lâu và kém thẩm mỹ hơn so với vết mổ ngang.

Bác sĩ sẽ khâu vết sinh mổ như thế nào?

Để đóng vết mổ đẻ, bác sĩ phụ sản thực hiện khâu lại bằng:

  • Kim bấm phẫu thuật
  • Chỉ phẫu thuật tự tiêu
  • Chỉ phẫu thuật không tiêu
  • Keo dán sinh học
  • Kết hợp các cách trên

 

Sẹo sinh mổ và các cách trị sẹo
Vết mổ sau sinh trông như thế nào? 
 

Miếng dán vết thương thay chỉ khâu 3M Steri-Strips là loại băng dính sợi nhỏ, màu trắng, thường được sử dụng làm lớp ngoài cùng để bảo vệ vết mổ, giấu các mũi khâu hoặc kim bấm, hoặc dùng ngay sau tháo chỉ để tránh giãn sẹo. Miếng băng này sẽ tự bong ra sau khoảng một tuần, hoặc thay khi cần thiết.

Sẹo sinh mổ trông như thế nào?

Sẹo sinh mổ thường dài khoảng 10-15 cm, cũng chính là kích thước của vết mổ, và rộng khoảng khoảng 0.3 cm. Vết sẹo mới hình thành có thể hơi lồi lên, sưng và có màu từ hồng đến hơi đỏ. Vùng da xung quanh vết sẹo cũng sẽ hơi ửng hồng nhưng sẽ hết dần theo thời gian.

Trong giai đoạn phát triển của sẹo, vết sẹo mổ đẻ có thể bị thâm đậm màu hơn hoặc sáng hơn so với màu da tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ. Khi vết sẹo đã ổn định, sẹo trở nên mỏng hơn và phẳng hơn, có thể chuyển sang màu trắng hoặc tệp với màu da. Hầu hết các vết sẹo sinh mổ đều hẹp còn khoảng 0.15cm.

Sẹo là loại mô sợi do cơ thể tạo ra trong quá hình chữa lành vết thương. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) giải thích: "Cách cơ thể bạn hồi phục vết thương này phụ thuộc vào độ sâu của vết mổ. Nếu vết thương chỉ cắt qua lớp da trên cùng thì cơ thể bạn sẽ có khả năng tái tạo một lớp da mới. Tuy nhiên, để chữa lành những vết thương cắt sâu hơn lớp da đầu tiên, cơ thể của bạn sẽ tạo ra một loại mô dày hơn da. Phần mô này thường trở thành sẹo."

Trong một số trường hợp, cơ thể có thể phản ứng thái quá với quá trình lành vết thương và hình thành những vết sẹo khó lành.

Sẹo lồi mổ đẻ

Sẹo lồi là một loại sẹo lồi lên và lớn hơn vết thương ban đầu với bề mặt sáng bóng, dày và sần, đôi khi cứng và có thể gây ngứa và đau. Ở người da trắng, sẹo lồi có màu đỏ hồng, ngược lại, sẹo lồi có màu đen tím ở những người da sẫm màu.

 

Sẹo sinh mổ và các cách trị sẹo
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị lồi. Tại sao vết sẹo mổ đẻ bị lồi?
 

Sẹo lồi có thể xuất hiện kể cả sau phẫu thuật một năm và có thể tiếp tục phát triển lớn hơn sau đó. Sẹo lồi rất khó điều trị và có tỷ lệ tái phát cao kể cả sau khi đã cắt bỏ.

Sẹo phì đại sinh mổ

Sẹo phì đại là sẹo dày và lồi lên. Chúng có bề ngoài tương tự như sẹo lồi, nhưng phạm vi sẹo không giống sẹo lồi, chỉ nằm trong khoảng vết thương ban đầu và không tiếp tục phát triển. Trên thực tế, chúng thường co lại một chút sau khi đạt đến trạng thái ổn định (khoảng 3 - 6 tháng). Sẹo phì đại có thể gây ngứa và đau, tuy nhiên ít gây đau hơn sẹo lồi.

Sẹo lồi và sẹo phì đại phổ biến hơn ở những người da ngăm. Nếu mẹ nào có cơ địa dễ bị sẹo lồi hoặc sẹo phì đại, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách phòng ngừa và điều trị.

Cách trị sẹo mổ đẻ

Các vết sẹo sinh mổ thường mờ dần theo thời gian nhưng chúng không biến mất hoàn toàn, màu sẹo vẫn sẽ đậm hơn hoặc nhạt hơn màu da, rất khó gần tệp với màu da nếu không được điều trị từ sớm.

Các mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nếu hình dạng hoặc cảm giác của vết sẹo làm bạn khó chịu. Có một số lựa chọn điều trị để xóa sẹo sinh mổ nếu bạn thực sự cần.

Bác sĩ da liễu Lisa Chipps, cũng là một thành viên của AAD, cho biết: "Giống như tất cả các loại sẹo, sẹo sau sinh mổ cũng đa dạng và cách điều trị phụ thuộc vào loại sẹo và mức độ lành của vết sẹo. Chẳng hạn như một miếng dán trị sẹo hoặc gel trị sẹo làm từ silicone y tế có thể hữu ích cho sẹo ngay từ ban đầu, trong khi sẹo lồi hoặc sẹo phì đại có thể được chữa trị bằng cách tiêm corticoid, áp lạnh, bắn laser hoặc phẫu thuật cắt sẹo."

 

Sẹo sinh mổ và các cách trị sẹo
Gel trị sẹo RemScar ưu đãi năm mới với mức giá hấp dẫn giảm đến 10% và miễn phí vận chuyển 
 

Dưới đây là những lựa chọn phổ biến trong điều trị sẹo sinh mổ:

Sản phẩm chứa silicone gel

Thành phần silicone y tế có tác dụng cấp ẩm cho sẹo và làm mềm mô sẹo, giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo. Thành phần này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, kem/gel hoặc miếng dán sẹo. Miếng dán ép sẹo có thể dán lên vết sẹo bắt đầu từ khoảng 2 đến 4 tuần sau khi sinh mổ, đảm bảo thời gian này vết mổ sinh đã liền lại hoàn toàn, nếu chưa thì không nên dùng. Miếng dán có thể để cả ngày hoặc chỉ sử dụng vào một thời điểm nhất định trong ngày như ban đêm hoặc ban ngày. Ngoài ra, miếng dán trị sẹo lồi còn giúp bảo vệ vết sẹo khỏi cọ xát vào quần áo gây đau ngứa. 

 

Sẹo sinh mổ và các cách trị sẹo
Ưu đãi năm mới cho miếng dán silicone trị sẹo RemScar TR với mức giá chưa từng có chỉ 780k
 

Bác sĩ Smith khuyên: "Các mẹ có thể sử dụng miếng dán ép sẹo silicone vào ban ngày và bôi một lượng vừa đủ sáp dưỡng ẩm (vaseline) hoặc kem trị sẹo vào ban đêm. Thực hiện điều này sau khoảng 2 tuần sau phẫu thuật và thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất."

Mát xa

Dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh điều này, nhưng việc xoa bóp quanh vùng sẹo nhẹ nhàng theo các hướng khác nhau hoặc lăn vết sẹo giữa các ngón tay được cho là giúp làm chậm quá trình hình thành mô sẹo nhờ việc giữ cho da mềm mại, đàn hồi và phá vỡ mô sẹo.

Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng việc xoa bóp vết sẹo có thể khiến nó trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn bắt đầu xoa bóp quá sớm, khi vết sẹo vẫn còn mới. Hãy nói chuyện với bác sĩ về thời điểm bắt đầu mát-xa và phương pháp này liệu có phù hợp với vết sẹo của bạn hay không.

Liệu pháp áp lực

Phương pháp này được cho là giúp giảm thiểu hình thành sẹo lồi bằng cách giảm lưu lượng máu đến khu vực đó. Điều này có thể được thực hiện bằng việc mang gen định hình, đeo băng ép thun quanh bụng hoặc mát xa trị liệu áp lực. Việc tạo áp lực lên sẹo cũng có thể giúp vết sẹo dễ chịu hơn nếu nó bị ngứa hoặc co kéo.

Mài mòn da

Quá trình này loại bỏ lớp da trên cùng giúp làm mềm và mịn da. Việc này sẽ không loại bỏ được sẹo nhưng có thể mang lại bề mặt sẹo mịn màng hơn. Để thực hiện thủ thuật, các mẹ sẽ phải đợi cho đến khi vết mổ lành lại ít nhất vài tháng sau phẫu thuật và có thể phải thực hiện vài lần để thấy được hiệu quả .

Tiêm thuốc

Việc tiêm thuốc có thể giúp giảm đau ngứa sẹo, đồng thời cũng giúp làm phẳng vết sẹo mổ. Corticosteroid được sử dụng để làm giảm kích thước của sẹo lồi chẳng hạn. Theo ADA, khoảng 50-80% sẹo lồi co lại sau khi được tiêm, nhưng vết sẹo lồi thường tái phát trong vòng 5 năm.

Có thể tiêm steroid vào thời điểm mổ sinh để giúp ngăn ngừa sẹo lồi hoặc sẹo phì đại ở những sản phụ có cơ địa sẹo lồi. Nếu không, cũng có thể tiêm ngay khi vết sẹo lành, tiêm mỗi tháng một lần trong vài tháng.

Bắn lazer

Điều trị bằng laser và ánh sáng sẽ loại bỏ các mạch máu nhỏ hình thành khi vết mổ đang lành. Điều này có thể giúp làm phẳng vết sẹo và giảm ngứa.

Liệu pháp laser cũng có thể làm dịu các sắc tố gây đỏ để vết sẹo tiệp với màu da hơn. Tuy nhiên, phương pháp có thể gây sạm hoặc sáng da ở những người có làn da sẫm màu. Liệu pháp này cũng phải được thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả tối đa.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn để làm giảm kích thước hoặc cải thiện vẻ ngoài của vết sẹo. Các bác sĩ thường đợi sáu tháng đến một năm sau sinh mổ trước khi thực hiện phẫu thuật, để vết sẹo có thời gian tự cải thiện. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật ghép da, tức là cắt bỏ da sẹo và ghép da từ một bộ phận khác trên cơ thể. Điều này giúp vết sẹo nhạt và mờ hơn.
  • Phẫu thuật hỉnh hình sẹo, bao gồm việc cắt bỏ mô sẹo và khâu vết mổ mới. Mục đích là tạo ra một vết sẹo mảnh hơn so với ban đầu. Điều này thường được thực hiện tại thời điểm sinh mổ tiếp theo. Vì vậy, nếu mẹ bầu nào có dự định sinh thêm con bằng phương pháp sinh mổ và không hài lòng với hình dạng vết sẹo của mình, có thể hỏi bác sĩ xem họ có thể loại bỏ vết sẹo vào lần sinh nở tiếp theo hay không.
  • Phẫu thuật tạo hình thành bụng bao gồm việc cắt bỏ vết sẹo mổ kết hợp với căng da và hút mỡ thừa. Thủ thuật này sẽ không phù hợp đối với vết sẹo nhỏ, vì bản thân phẫu thuật căng da bụng sẽ để lại vết sẹo lớn hơn vết sẹo sinh mổ.
 

Để được tư vấn về sản phẩm trị sẹo và hỗ trợ thêm về điều trị sẹo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 2437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo