Giỏ hàng

Bỏng bô có phải bỏng nhiệt không? Cách chữa trị

Bỏng nhiệt xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với các vật nóng như nước nóng, sáp nến, bàn là hay bô xe máy. Những vết bỏng này được chia thành 6 loại: bỏng nước, bỏng tiếp xúc nhiệt, bỏng điện, bỏng hóa chất, bỏng bức xạ và bỏng do lửa. Theo Bệnh viện Bỏng Quốc Gia, gần 85% tất cả các vết thương bỏng được điều trị là bỏng nhiệt.

Bỏng bô là gì?

Từ xe đạp địa hình cho đến ô tô và xe máy, tất cả các động cơ đốt trong đều có ít nhất một ống xả để thải khói do động cơ tạo ra. Ống xả thường ở phía sau phương tiện, trong đó ống bô xe máy nằm ở gần chỗ để chân. Những ống kim loại này nóng lên khi ngồi ngoài trời nắng hoặc lái xe. Nếu tài xế, hành khách hoặc trẻ em tiếp xúc với ống bô, họ có thể bị bỏng nghiêm trọng do tiếp xúc nhiệt. 

Chăm sóc vết thương bỏng bô như thế nào?

Hầu hết các vết bỏng bô là bỏng độ 3 ở mắt cá chân, bắp chân hoặc bàn tay. Trong đó, đối tượng trẻ em là phổ biến.

Bỏng bô có phải bỏng nhiệt không? Cách chữa trị

Điều trị bỏng bô cấp độ 1 tại nhà:

  • Làm mát vùng bỏng ngay với nước ấm hoặc hơi ấm để làm giảm nóng rát. 
  • Rửa vết bỏng bằng xà phòng và nước sạch một cách nhẹ nhàng với gạc vô trùng.
  • Thoa gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm để làm mát vết bỏng.
  • Uống thuốc giảm đau và chống viêm để giảm sưng đau, nếu cần.

Nên sử dụng miếng gạc làm mát thay vì túi nước đá khi chăm sóc vết bỏng cấp độ 1 để tránh bị tê cóng hoặc làm da bị tổn thương thêm.

Để điều trị bỏng bô cấp độ 2 tại nhà, thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa nhanh khu vực bỏng bằng nước ấm để ngừng quá trình bỏng.
  • Rửa sạch vết bỏng nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm bằng cách sử dụng gạc vô trùng.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc bỏng lên vùng bị bỏng hoặc đắp gạc xốp Therasorb.
  • Băng nhẹ vùng bỏng lại với một miếng băng vô trùng không thấm nước để không tạo áp lực lên vết bỏng nhưng đủ chặt để băng không bị rơi ra cũng như ngăn nước và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Uống thuốc giảm đau khi cần thiết.

Hãy cảnh giác với phồng rộp. Phồng rộp thường xảy ra với bỏng cấp độ 2 và không được chọc vỡ nó. Nếu vết phồng rộp bị vỡ, hãy nhẹ nhàng làm sạch khu vực này và đắp gạc xốp kháng khuẩn để giữ sạch vết thương. 

Bỏng bô cấp độ 3 dù nhỏ đến đâu cũng được coi là trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu y tế ngay lập tức. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu:

  • Trẻ em bị bỏng
  • Vết bỏng nằm trên bàn tay hoặc bàn chân
  • Vết bỏng độ hai lớn hơn lòng bàn tay
  • Bỏng độ ba
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng

Các dấu hiệu của nhiễm trùng bỏng bao gồm:

  • Rỉ nước bất thường
  • Thay đổi màu da hoặc mô
  • Có mùi hôi
  • Sốt
  • Đau ở vết thương và các khu vực xung quanh
  • Đau ở các khu vực khác

Làm thế nào để ngăn ngừa bỏng bô?

An toàn là điều phải được ưu tiên hàng đầu cho dù phương tiện được sử dụng cho mục đích giải trí, cá nhân hay thương mại. Những người điều khiển xe máy nên tuân theo tất cả các luật và quy định về an toàn xe máy, bao gồm đội mũ bảo hiểm, đi giày,... Ngã khỏi xe máy khi đang di chuyển hoặc va chạm với xe cơ giới có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng do ma sát với đường. Vì vậy, chủ động mặc quần dài, đi tất dài hoặc mặc áo khoác khi sử dụng phương tiện có thể giúp bảo vệ chân khỏi bỏng bô, đồng thời cũng tạo một lớp bảo vệ để tránh các vết trầy xước khi không may bị ngã xe. Đối với những người có con nhỏ, hãy đảm bảo giữ chúng ở khoảng cách an toàn với xe máy và ô tô vì chúng có xu hướng tò mò hay sờ tay vào ống bô và bỏng tay mà không biết ống đang nóng.

Facebook Top
Zalo