Giỏ hàng

Những trường hợp cần theo dõi chỉ số SPO2 và hướng dẫn đo SPO2 tại nhà

Nồng độ trong máu là chỉ số sức khỏe vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta. Vậy làm sao để theo dõi SpO2 thường xuyên và cách đo chỉ số này tại nhà như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây của Merinco.SpO2

Xem thêm: Khẩu trang bảo vệ đường hô hấp y tế kháng khuẩn đầu tiên được làm bằng sợi nano , Phát hiện mới về hiệu quả của vaccine Covid-19 .... 

Đây là tên viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen, nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi, tỷ lệ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Chính là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn: SpO2, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Một người khỏe mạnh sẽ có chỉ số SpO2 giao động trong 95-100%. Nghĩa là phổi cung cấp đủ oxy để các cơ bắp hoạt động bình thường. Nếu dưới 90% tức là oxy trong máu thấp và cần được xem xét điều trị. Cơ thể thiếu oxy máu sẽ khiến các cơ quan như tim, não, gan bị ảnh hưởng tiêu cực.

Triệu chứng thiếu oxy trong máu

Khi thiếu oxy trong máu hay chỉ số SpO2 sẽ có một số dấu hiệu như:
Hụt hơi
Đau tức ngực
Đau đầu
Rối loạn nhịp tim
Da tím tái. Móng tay, da và niêm mạc xanh xao. Da tím tái tức là cơ thể đang cảnh báo nguy hiểm, cần đến ngay các cơ sở y tế. Khi này chỉ số SpO2 đang ở mức khẩn cấp, có thể suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp cần theo dõi SpO2

Bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc hen suyễn, các vận động viên, người hoạt động mạnh thường xuyên và chơi thể thao ở các địa điểm cao, không khí loãng.
Tất cả các cuộc phẫu thuật trong phòng mổ.
Người suy hô hấp, suy tim, cấp cứu, rối loạn nhịp tim, sốc, tụt huyết áp.
Người bệnh hồi sức như quỵ não, nhược cơ…
Trẻ sinh non, suy hô hấp.
Người có triệu chứng chỉ số bão hòa oxy thấp cần sử dụng máy đo chỉ số SpO2 ImediCare iOM A5 để kiểm tra.

Hướng dẫn đo SpO2 tại nhà

Máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim được sử dụng thông qua đầu ngón tay. Thông qua xung điện từ với 2 chùm tia có bước sóng khác nhau được tập trung ở điểm kẹp tại đầu ngón tay. Được xử lý qua các mạch điện tử và vi xử lý cho ra kết quả đo hiển thị trên màn hình.
Khi đo nồng độ oxy SpO2, bạn chỉ cần bấm phía dưới thiết bị, đặt ngón tay vào sau đó thả kẹp. Nhấn nút nguồn để bật máy ImediCare iOM A3, sau khoảng 3s màn hình hiển thị xuất hiện. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình máy chỉ ngay sau 10s.
Bình thường: Chỉ số SpO2 từ 95-100%, tuy nhiên người bị COPD nặng sẽ chỉ khoảng 88-92%.
Dưới trung bình: Giảm oxy huyết khi chỉ số dưới 95%, càng thấp càng gây nhiều vấn đề đáng ngại và nguy hiểm.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo

Sử dụng khi đang đo huyết áp, tiêm truyền.
Rung động tĩnh mạch, thiếu máu hay nồng độ hemoglobin bất thường.
Vị trí ngón tay không chính xác, bệnh nhân huyết áp thấp, co mạch, giảm thân nhiệt hay người sơn móng tay.
Lắc ngón tay khi đang đo hay tay ướt, đặt ngón tay không đủ sâu.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 và nhịp tim ImediCare. Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình được tốt hơn. Để tìm hiểu về các loại máy đo Spo2, quý khách vui lòng hoặc liên hệ trực tiếp với Merinco theo địa chỉ:
Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Merinco
Địa chỉ: Số 20, ngõ 116, phố Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0437765118

Facebook Top
Zalo