Giỏ hàng

Tiêm insulin có đau không?

Đối với người mắc tiểu đường, khi được thông báo chuyển sang tiêm insulin, chắc hẳn nhiều người sẽ sợ cảm giác đau do kim tiêm, và thường tự hỏi "Tiêm insulin có đau không?". Tuy nhiên, thực tế khi bắt đầu điều trị bằng insulin, hầu hết mọi người, kể cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều ngạc nhiên khi thấy việc tiêm thuốc ít đau đớn hơn tưởng tượng. Song, nhiều báo cáo cũng cho thấy kim tiêm insulin ít gây đau hơn so với kim chích máu đầu ngón tay để kiểm tra lượng đường trong máu.

Các loại kim tiêm insulin hiện nay ngắn và mỏng hơn

Công nghệ kim tiêm insulin đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây. Kim tiêm ngày nay nhỏ và mỏng hơn bao giờ hết, giúp việc tiêm insulin ít đau nhất có thể. Các nhà nghiên cứu không còn khuyến cáo việc sử dụng kim dài hơn 8mm cho hầu hết mọi người. Đa số bệnh nhân có thể sử dụng kim ngắn 4mm. Những loại kim ngắn này không ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin, mà còn ít gây chấn thương mô hơn và phân phối thuốc chính xác hơn đến mô dưới da (chứ không phải tới mô cơ). Mô dưới da được khuyên dùng để tiêm vì nó mang lại sự hấp thụ hiệu quả và ổn định nhất. Ngoài ra, đầu kim được cải tiến về thiết kế cần ít lực xuyên hơn. Sự kết hợp giữa kim ngắn và mỏng hơn cùng với sự cải tiến đầu kim đều góp phần mang lại sự thoải mái khi tiêm. 

Tiêm insulin có đau không?

Các mẹo để tiêm insulin trở nên dễ chịu hơn

  • Trước mỗi lần tiêm, nên kiểm tra vị trí và xoa bóp nhẹ nhàng. Tránh vị trí chân tóc, nốt ruồi, vết sẹo hoặc vết thương nhiễm trùng. Tránh tiêm qua quần áo để có thể quan sát được vị trí tiêm. 
  • Thay đổi vị trí tiêm theo lời khuyên của bác sĩ chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường.
  • Mỗi kim chỉ nên sử dụng một lần.
  • Sử dụng insulin ở nhiệt độ phòng.
  • Nếu sát trùng bằng bông tẩm cồn, hãy tiêm sau khi cồn đã khô hoàn toàn.
  • Thao tác đâm kim qua da nhanh, mượt nhưng không dùng lực quá mạnh.
  • Tiêm thuốc chậm và đều. Với trường hợp sử dụng bút tiêm insulin, hãy đảm bảo rằng nút tiêm được nhấn hoàn toàn.
  • Trong một số trường hợp, có thể chia liều insulin thành 2 lần tiêm ở 2 vị trí khác nhau, bởi cảm giác khó chịu tại chỗ tiêm có thể giảm khi dùng liều dưới 50 đơn vị (đối với insulin có nồng độ 100 đơn vị/mL).

Người tiểu đường nên thực hiện theo các khuyến nghị cụ thể của bác sĩ điều trị. Ví dụ, tiêm vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Các liệu pháp tiêm insulin

Những người sống chung với tiểu đường có nhiều lựa chọn để sử dụng insulin, như:

  • Bơm tiêm insulin - được kết hợp với kim tiêm nhỏ hơn và mỏng hơn.
  • Bút tiêm insulin - bao gồm một cây kim nhỏ và một buồng chứa insulin. Thiết bị này có thể được sử dụng dễ dàng hơn ống tiêm truyền thống. 
  • Máy bơm insulin - phương pháp này không sử dụng kim tiêm và có thể liên tục cung cấp insulin vào da cả ngày lẫn đêm

Hãy thảo luận với các bác sĩ chăm sóc sức khỏe tiểu đường về các loại và kiểu tiêm phù hợp nhất với bản thân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cùng bác sĩ điều trị của mình xác định cách tiêm tối ưu và cách kiểm tra vị trí tiêm để tìm bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của insulin.

 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo