Giỏ hàng

Sử dụng AI để tăng cường sàng lọc và theo dõi bệnh mắt do tiểu đường ở thanh thiếu niên

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp làm tăng tỷ lệ sàng lọc các rối loạn mắt có khả năng gây mù do tiểu đường ở phòng khám so với việc các chuyên gia về mắt trực tiếp giới thiệu bệnh nhân ở nhóm thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường đa chủng tộc và sắc tộc.

PHƯƠNG PHÁP CỦA CUỘC THỬ NGHIỆM:

Mặc dù sàng lọc và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt do tiểu đường, nhiều người mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ không được tiếp cận và có kiến thức về khám mắt.

Thử nghiệm ACCESS bao gồm 164 bệnh nhân từ 8-21 tuổi (58% nữ, 35% người da đen và 6% người gốc Mỹ Latin) mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2, không xác định được bệnh mắt do tiểu đường và không khám mắt do tiểu đường trong 6 tháng qua.

Trong một phòng khám bệnh tiểu đường, bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp hoặc nhóm đối chứng. Ở nhóm can thiệp, bệnh nhân sẽ được khám mắt bằng AI. Với nhóm đối chứng, bệnh nhân được giới thiệu đến chuyên gia mắt và được cung cấp tài liệu giáo dục được soạn sẵn. 

Những người trong nhóm can thiệp đã trải qua cuộc kiểm tra mắt dành cho bệnh nhân tiểu đường bằng AI tự động kéo dài 5 đến 10 phút mà không cần làm giãn mắt bằng thuốc. Kết quả được tạo ngay lập tức là "Có bệnh mắt tiểu đường" hoặc "Không bệnh mắt tiểu đường".

Kết quả chính là tỷ lệ hoàn thành các cuộc kiểm tra mắt dành cho bệnh nhân tiểu đường được ghi nhận trong vòng 6 tháng (“tỷ lệ thu hẹp khoảng cách chăm sóc ban đầu"), bằng AI hoặc đến chuyên gia bệnh mắt. Kết quả thứ hai là việc theo dõi lâu dài của chuyên gia mắt đối với những tham gia có bệnh mắt ở cả hai nhóm can thiệp và đối chứng. 

 

KẾT QUẢ

Trong vòng 6 tháng, tất cả những người tham gia (100%) trong nhóm can thiệp đã hoàn thành khám mắt do tiểu đường, tỷ lệ thu hẹp khoảng cách chăm sóc ban đầu là 100% (KTC 95%, 96% -100%).

Tỷ lệ thu hẹp khoảng cách chăm sóc ban đầu cao hơn đáng kể ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng (100% so với 22%; P < 0,001).

Ở nhóm can thiệp, 64% bệnh nhân mắc bệnh mắt tiểu đường được theo dõi bởi các chuyên gia mắt trong vòng 6 tháng, so với chỉ 22% người tham gia ở nhóm đối chứng (P < 0,001).

Những người tham gia cho biết mức độ hài lòng cao với AI tự động, với 92,5% bày tỏ sự hài lòng với thời lượng của bài kiểm tra và 96% bày tỏ sự hài lòng với toàn bộ trải nghiệm.

 

TRONG THỰC HÀNH:

Các tác giả củ thử nghiệm viết: “AI tự động làm tăng tỷ lệ hoàn thành kiểm tra mắt cho bệnh nhân tiểu đường và thu hẹp khoảng cách chăm sóc này trong nhóm thanh niên mắc bệnh tiểu đường đa dạng về chủng tộc và sắc tộc, so với tiêu chuẩn chăm sóc hiện giờ”.

 

HẠN CHẾ:

Nghiên cứu này sử dụng AI tự động ở thanh thiếu niên mặc dù nó không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để sử dụng cho những người từ 21 tuổi trở xuống. Một số người tham gia nghiên cứu này đã quen với các bài kiểm tra mắt dành cho bệnh tiểu đường bằng AI tự động, điều này có thể góp phần khiến họ sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu hiện tại. AI tự động được sử dụng trong nghiên cứu đã được chứng minh là không có sự thiên vị về chủng tộc và sắc tộc, nhưng bất kỳ sự thiên vị AI nào gây ra bởi sự khác biệt về sắc tố võng mạc đều có khả năng tăng lên thay vì giảm sự chênh lệch về sức khỏe.

 

TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu này do Risa M. Wolf, MD, Khoa Nhi, Khoa Nội tiết, Trường Y Johns Hopkins, Baltimore, Maryland dẫn đầu, đã được công bố trực tuyến vào ngày 11 tháng 1 năm 2024 trên tạp chí Nature Communications.


Theo Medscape
 

Facebook Top
Zalo