Giỏ hàng

Thực phẩm có phải là thuốc giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường?

Đây là những gì một thử nghiệm lâm sàng mới cho thấy:

Các chương trình “thực phẩm làm thuốc” nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ các nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng, và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng bằng chứng nào cho thấy những chương trình như vậy hoạt động như dự kiến? Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thực phẩm với vai trò là thuốc có thể cải thiện sức khỏe và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, nhưng cho đến nay, ta thấy vẫn có rất ít bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.

Trong một bài báo xuất bản vào tháng 12 năm 2023 trên JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu báo cáo kết quả của một cuộc thử nghiệm lâm sàng về chương trình “thực phẩm làm thuốc” chuyên sâu. Các nhà nghiên cứu  đã hợp tác với một hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn có chương trình “thực phẩm làm thuốc” được coi là hình mẫu tiêu chuẩn. Cách tiếp cận này liên quan đến việc “kê đơn” thực phẩm lành mạnh cho những bệnh nhân khó tiếp cận thực phẩm dinh dưỡng thực và mắc bệnh tiểu đường loại 2 khó kiểm soát (có chỉ số đường huyết HbA1c > 8). Hệ thống chăm sóc sức khỏe này đã mở các phòng khám truyền thống nơi bệnh nhân có thể nhận đủ lương thực 10 bữa mỗi tuần cho bệnh nhân và gia đình họ.

Khi ở phòng khám, bệnh nhân được tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng, y tá hoặc nhân viên y tế cộng đồng. Họ cũng có thể tham gia các lớp đào tạo và nấu ăn để tự quản lý bệnh tiểu đường. Bằng cách kê đơn “thực phẩm", chương trình đã tìm cách vượt qua sự kỳ thị liên quan đến việc đến ngân hàng thực phẩm cho người nghèo và quản lý tốt hơn các tình trạng mãn tính nhạy cảm với chế độ ăn uống của bệnh nhân. Và trong khi một số chương trình tượng tự khác chỉ cung cấp thực phẩm lành mạnh trong vài tuần, thì chương trình này cho phép người tham gia ở lại chương trình lâu hơn, trung bình khoảng một năm. Chi phí của chương trình cho mỗi bệnh nhân là khoảng 1.900 USD.

Cuộc thử nghiệm diễn ra từ năm 2019 đến năm 2022 tại hai phòng khám như vậy, một ở thành phố nhỏ và một ở vùng nông thôn. Nhóm điều trị bắt đầu chương trình ngay lập tức, trong khi nhóm đối chứng phải đến sáu tháng sau mới nhận được chương trình. Kết quả của cuộc thử nghiệm rất ấn tượng. Chương trình này rất phổ biến trong nhóm điều trị, với mức độ tham gia cao vào việc nhận thực phẩm, thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng, và hoàn thành các chương trình giáo dục. Kết quả cho thấy  sự cải thiện đáng kể về chế độ ăn uống, dựa vào thông tin tự báo cáo, của nhóm điều trị so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự tham gia tăng cao của nhóm điều trị không dẫn đến sự khác biệt trong chỉ số HbA1c một cách đáng kể so với nhóm đối chứng sau sáu tháng.

Cả hai nhóm đều bắt đầu nghiên cứu có chỉ số đường huyết HbA1c rất cao, trung bình khoảng 10. Và nhóm điều trị đã chứng kiến sự suy giảm trong 1,5 điểm. Tuy nhiên, nhóm đối chứng chưa được tiếp cận chương trình cũng có mức giảm tương tự. Khi nhóm đối chứng bắt đầu tham gia chương trình sau sáu tháng, mức độ tham gia điều trị của họ tăng cao hơn, nhưng mức HbA1c của họ đã ổn định và không có dấu hiệu cải thiện thêm. Chương trình đã giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực của bệnh nhân và tăng cường sự tham gia điều trị của nhóm có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội, nhưng những thay đổi này không cải thiện kết quả sức khỏe trong vòng 6 đến 12 tháng sau đó, theo kết quả được đo bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và khảo sát bệnh nhân. Các phát hiện này tương tự nhau ở nhiều nhóm nhỏ, bao gồm cả hai địa điểm và đối với những người có HbA1c trên và dưới 9,5.

 

Vậy chúng ta có thể học được điều gì từ những phát hiện này?

Đầu tiên, thử nghiệm chứng minh sự cần thiết của việc phải có một nhóm đối chứng đáng tin cậy, đặc biệt khi các chương trình tập trung vào những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh tăng cao như HbA1c. Nếu chỉ nhìn vào nhóm điều trị trước và sau, người ta có thể kết luận rằng chương trình làm giảm HbA1C. Các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân nào mà nhóm đối chứng đạt được mức giảm tương tự; các nhà nghiên cứu không quan sát thấy họ tăng cường sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc sử dụng các dịch vụ dinh dưỡng khác do hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp trong khoảng thời gian được đề cập.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu biết được rằng đối với  bệnh nhân được theo dõi thường xuyên trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, những bệnh nhân có mức HbA1C cao bất thường có thể giảm được HbA1C mà không cần chương trình dùng thực phẩm làm thuốc chuyên sâu.

Nghiên cứu này để lại một số câu hỏi chưa được giải đáp. Có thể chương trình sẽ có tác động lớn hơn trong các bối cảnh khác. Có lẽ chương trình sẽ cải thiện kết quả sức khỏe của những bệnh nhân trong hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu liên kết hoặc những người ít được kết nối với dịch vụ chăm sóc hơn. Các nhà nghiên cứu cũng chưa rõ liệu chương trình có hoạt động tốt hơn nếu không có sự gián đoạn do đại dịch gây ra hay không, mặc dù nghiên cứu cũng không quan sát thấy ảnh hưởng đến HbA1C ở những người tham gia có kết quả được đo lường trước khi đại dịch bắt đầu.

Điều quan trọng nhất là nghiên cứu này không thể nói liệu các dạng thực phẩm dùng làm thuốc khác có hiệu quả hơn hay không. Chương trình “thực phẩm làm thuốc" có rất nhiều thiết kế đáng tin cậy; hai loại chính là các chương trình kê đơn thực phẩm giống như chương trình chúng tôi đã nghiên cứu, và những chương trình được gọi là “bữa ăn được thiết kế riêng về mặt y tế.” Những bữa ăn này được chuẩn bị và giao tới tận nhà bệnh nhân. Sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian ngày càng tăng có thể cải thiện sự tuân thủ theo chỉ định bác sĩ và kết quả sức khỏe.

Kết quả của thử nghiệm này cung cấp thông tin cho cuộc thảo luận đang diễn ra về cách giải quyết tốt nhất các bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống. Ngay cả khi thử nghiệm có kết quả khác với dự kiến, các nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ các nghiên cứu sâu hơn và nhân rộng. Các nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và các nhà hoạch định chính sách đều có chung mục tiêu là chống lại tình trạng mất an ninh lương thực và cải thiện sức khỏe người dân. Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên là những công cụ quan trọng để xác định điều gì hiệu quả nhất, cho ai và tại sao, những thông tin mà tất cả chúng ta đều khao khát.

Tác giả: Marcella Alsan là giáo sư chính sách công tại Trường Kennedy - Đại học Harvard. John Cawley là giáo sư tại Trường Chính sách công Brooks và Khoa Kinh tế, Đại học Cornell. Joseph Doyle là giáo sư về quản lý và kinh tế học ứng dụng tại Trường Quản lý Sloan của Đại học MIT.

Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo