Giỏ hàng

Máy bơm insulin tự động là gì? Bạn đã biết chưa?

Máy bơm insulin tự động là gì?

Máy bơm insulin là một thiết bị điện tử nhỏ giúp giải phóng lượng insulin mà cơ thể bạn cần tự động và liên tục suốt cả ngày lẫn đêm - vì vậy bạn không cần phải tự tiêm insulin nữa!

Máy bơm insulin tự động có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ở mức lý tưởng - tuy nhiên, bạn sẽ cần phải gắn nó vào cơ thể trong hầu hết thời gian sinh hoạt hàng ngày để nó hoạt động bình thường.

Và bạn vẫn cần phải có một bộ dụng cụ điều trị bệnh tiểu đường đầy đủ để dự phòng trường hợp bạn có thể phải tiêm insulin nếu cần.

 

Làm thế nào tôi có thể mua loại máy bơm insulin phù hợp?

Dù bạn mắc loại bệnh tiểu đường nào, nếu bạn sử dụng insulin và quan tâm đến việc sử dụng máy bơm insulin, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước. Họ sẽ giúp bạn quyết định xem máy bơm insulin có phù hợp với bạn hay không và trong một số trường hợp sẽ đưa ra lời khuyên về các loại máy bơm khác nhau thích hợp sử dụng cho bạn,

 

Loại insulin nào được sử dụng trong máy bơm insulin?

Bạn chỉ cần một loại insulin là insulin tác dụng nhanh khi dùng cho máy bơm insulin tự động của mình.

Thông thường, bạn cần cài đặt máy bơm theo từng khoảng thời gian để giải phóng một lượng nhỏ insulin mọi lúc cần thiết cho cơ thể hoạt động - cơ chế này thay thế công việc của insulin nền hoặc insulin cơ bản. Bác sĩ có thể giúp bạn thiết lập tỷ lệ insulin trong máy dựa trên nhu cầu của bạn. Nếu cần, bạn cũng có thể chỉnh mức cài đặt này cho phù hợp với các yếu tố khác nhau chẳng hạn như mức độ hoạt động của bạn.

Bạn sẽ cần cài máy bơm liều bolus cần thiết khi ăn, hoặc tự điều chỉnh liều lượng nếu lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao. Hầu hết các máy bơm đều có máy tính liều bolus để giúp bạn tính ra lượng insulin phù hợp mà bạn cần dựa trên những gì bạn đang ăn. Bạn nhập vào số lượng tinh bột bạn sẽ ăn và lượng đường trong máu của bạn là bao nhiêu và nó sẽ tính toán cho bạn.

 

Các loại máy bơm insulin

Có hai loại máy bơm insulin :

  • Máy bơm có dây nối

  • Máy bơm gắn trực tiếp vào da

Bác sĩ của bạn sẽ nói chuyện với bạn về loại máy bơm mà họ cho là sẽ phù hợp nhất với bạn.

Cả hai đều được gắn vào cơ thể bạn bằng một ống nhỏ gọi là ống tiêm, ống này nằm ngay dưới da. Bạn sẽ cần học cách tự thay đổi ống tiêm (hoặc miếng dán da, tùy vào loại máy) khi cần - khi bạn đã làm quen với máy, việc thay ống tiêm hay miếng dán da sẽ trở nên rất dễ dàng.

Bạn cần thay ống tiêm hoặc miếng dán da mỗi hai hoặc ba ngày và đảm bảo rằng bạn thay đổi vị trí gắn ống tiêm mỗi lần thay ống. Điều này thực sự quan trọng vì liên tục cắm ống insulin ở một vị trí có thể phát triển chứng phì đại mỡ, đó là tình trạng cơ thể hình thành các khối u cứng khiến insulin không hoạt động bình thường, điều này cũng giống như khi tiêm insulin thông thường. Bạn cũng nên thay đổi vị trí để ngăn chặn tình trạng ngứa và phát ban nếu bạn gắn ống ở cùng một vị trí quá lâu.

 

Máy bơm insulin có dây nối

Một máy bơm insulin tự động có dây nối được gắn vào cơ thể bạn bằng một ống nhỏ nối với ống tiêm của bạn.

Bản thân máy bơm thường có tất cả các nút điều khiển trên thân máy, và có thể được đeo trên thắt lưng, trong túi hoặc dây đeo chéo. Bạn có thể giấu nó dưới quần áo nếu bạn không muốn nó bị lộ ra ngoài.

Máy bơm insulin có dây nối có thể khác nhau về những thứ như màu sắc, kích thước màn hình và một số có các tính năng bổ sung như điều khiển từ xa Bluetooth.

 

Máy bơm insulin gắn trực tiếp lên da

Bạn gắn máy bơm insulin tự động trực tiếp lên cơ thể nơi bạn đã chọn đặt ống tiêm. Mọi người có xu hướng đặt chúng lên chân, cánh tay hoặc bụng.

Máy bơm insulin gắn trực tiếp vào da không có ống phụ, có nghĩa là máy bơm nằm trực tiếp trên da của bạn và hoạt động bằng cách sử dụng điều khiển từ xa.

Không giống như máy bơm có dây nối, máy bơm gắn da là loại dùng một lần. Bạn sẽ cần thay đổi toàn bộ thiết bị khi máy bơm cảnh báo bạn cần phải thay máy chứ không chỉ thay  bộ truyền dịch và vị trí.

Ưu điểm và nhược điểm của máy bơm insulin tự động

Công nghệ điều trị bệnh tiểu đường này không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những ưu và nhược điểm của việc sử dụng máy bơm insulin, để bạn có tất cả thông tin cần thiết để đưa ra quyết định của riêng mình.

“Máy bơm rất phù hợp với tôi và giúp tôi linh hoạt hơn trong việc ăn uống gì”

– Georgina

 

Ưu điểm của máy bơm insulin

Nhược điểm của máy bơm insulin

Lượng đường trong máu sẽ luôn nằm trong phạm vi mục tiêu của bạn. Hầu hết người sử dụng ít khi có insulin ở mức cao và mức thấp hơn mục tiêu đặt ra.

Bạn sẽ cần phải luôn mang theo máy bơm bên mình. Chỉ được tháo nó ra khi nghỉ giải lao ngắn, chẳng hạn như khi bạn đang bơi hoặc đang tắm.

Bạn sẽ không phải tiêm thuốc thường xuyên

Bộ truyền dịch (ống tiêm) đôi khi có thể bị tắc nên bạn có thể cần phải thay nó trong thời gian ngắn.

Bạn có thể điều chỉnh insulin dễ dàng hơn trước, trong và sau khi tập thể dục.

Bạn sẽ cần phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về máy bơm của mình, đặc biệt là khi bạn mới mua nó.

Bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc ăn gì, khi nào và ăn bao nhiêu

Luôn luôn có một nguy cơ nhỏ bị nhiễm trùng từ ống thông.

Độ chính xác cao hơn khi bạn cần giảm lượng đường huyết tăng cao đột ngột

Thỉnh thoảng bạn vẫn cần tiêm.




Facebook Top
Zalo