Giỏ hàng

Vấn đề viêm phổi (VAP) trên bệnh nhân thông khí nhân tạo

Viêm phổi bệnh viện thường gặp ở các bệnh nhân thông khí nhân tạo, biến chứng này ước tính 10-20 trường hợp/ 1000 ngày thở máy. Viêm phổi liên quan với máy thở (Ventilator associated pneumonia – VAP) thường do vi khuẩn gram âm gây ra.

Vấn đê viêm phổi ( VAP) trên bệnh nhân thông khí nhân tạo – Các đường lây nhiễm chính

Đặc biệt nghiêm trọng với bệnh nhân SARS- CoV-2

Viêm phổi bệnh viện thường gặp ở các bệnh nhân thông khí nhân tạo, biến chứng này ước tính 10-20 trường hợp/ 1000 ngày thở máy. Viêm phổi liên quan với máy thở (Ventilator associated pneumonia – VAP) thường do vi khuẩn gram âm gây ra.

Xem thêm: Thay ống mở khí quản , Mức oxy, máy đo bão hò oxy máu SPO2 và COVID-19 .... 

Theo Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) 2005 viêm phổi liên quan đến thở máy là viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo.

Viêm phổi liên quan đến thở máy khởi phát sớm (nếu thời gian khởi phát < 4 ngày), khởi phát muộn (nếu thời gian ≥ 5 ngày).

Trước đây người ta cho rằng do nhiễm bẩn từ chính máy thở đưa vào nhưng gần đây qua nhiều nghiên cưú kết luận là do chất tiết hầu họng và đường tiêu hoá. Dạ dày và hầu họng được cho là nguồn dự trữ vi khuẩn Gram( -), vi khuẩn này di chuyển xuống đường hô hấp dưới do bệnh nhân tự hít vào chất tiết đọng quanh bóng chèn nội khí quản hoặc mở khí quản.

Hút sạch các chất tiết ở vùng hạ thanh môn phía trên bóng chèn ( cuff) của ống nội khí quản và ống mở khí quản là rất hữu ich. Đông thời phải đảm bảo áp lực bóng chèn  trong khoảng 20-25mmHg để chèn khít khí quản đồng thời tránh nguy cơ tổn thương thành khí quản do áp lực cao.

COVID-19 và Nhiễm trùng thứ cấp

Bệnh nhân bị COVID-19 có thể phải thở máy và có nguy cơ bị VAP và nhiễm khuẩn thứ phát. Các bệnh nhiễm khuẩn thứ cấp này là một yếu tố nguy cơ chính đối với các kết quả bất lợi khi điều trị  COVID-19. Một nghiên cứu hồi cứu gần đây từ Trung Quốc cho thấy 27 trong số 28 bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ phát tử vong (96%). Một nửa số người không sống sót đã bị nhiễm trùng thứ phát (27 trong số 54 người); viêm phổi liên quan đến thở máy xảy ra ở 10 trong số 32 bệnh nhân (31%) cần thở máy xâm nhập (Zhou và cộng sự, 2020). Do đó việc phòng ngừa VAP và các nhiễm trùng thứ phát là điều tối quan trọng đối với sự an toàn và sống còn của bệnh nhân.  

Các nghiên cứu sau khi khám nghiệm tử thi đối với những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là COVID-19 đã cho thấy các chất tiết và nút nhầy ở phổi rộng rãi (Fox và cộng sự, 2020; Tang và cộng sự, 2020). Do đó, vệ sinh phổi tích cực bao gồm hút khí quản và hút trên bóng, dưới thanh môn có lợi cho việc loại bỏ dịch tiết và có thể giúp tối ưu hóa việc bổ sung oxy.  

Facebook Top
Zalo