Giỏ hàng

Hướng dẫn xông hút đờm kín: Chỉ định, Quy Trình, và Biến Chứng

Xông hút đờm kín, qua ống mở khí quản, nội khí quản, và trong đường thở của bệnh nhân giúp đường thở không có chất nhầy, đờm, và các chất tiết khác. Quy trình này cần được thực hiện nhiều lần trong ngày bởi một người đã được đào tạo để thực hiện.

Mở khí quản là một thủ thuật phẫu thuật tạo ra một lỗ mở trên khí quản hoặc ống dẫn khí trên cơ thể. Một ống thông được đặt vào lỗ mở này, cho phép người bệnh thở. Bạn có thể phải mở khí quản nếu bạn gặp khó khăn khi thở do yếu cơ, ung thư, tắc nghẽn đường thở hoặc nếu bạn cần sử dụng máy thở.

Lỗ mở trên đường thở của bạn đôi khi được gọi là lỗ thông.

Mở khí quản có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bác sĩ có thể tạo một lỗ thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc như một thủ thuật đã lên kế hoạch phẫu thuật trước. Làm sạch và hút đờm khí quản là một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và tại nhà.

 

Khi nào cần dùng xông hút khí quản?

Chất nhầy, đờm, và các chất tiết khác có thể tích tụ ở khu vực xung quanh lỗ thông. Đôi khi việc ho có thể loại bỏ các chất dịch tích tụ này, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh nhân không thể tự ho, hoặc nhiều lúc ho không thể loại bỏ hết các chất dịch nhầy này. Vì vậy, cần phải có xông hút khí quản để giữ cho ống khí quản thông thoáng.

 

Bạn có thể phải hút chất nhầy quanh ống khí quản thường xuyên hơn khi mới mở khí quản. Ống có thể cần được làm sạch nhiều lần trong ngày, nhưng tình trạng này có thể giảm dần theo thời gian. Bạn cũng có thể có những lúc phải hút đờm bằng xông thường xuyên hơn, chẳng hạn như khi sức khỏe của bạn thay đổi khiến dịch tiết ra nhiều hơn ở khu vực đó.

 

Một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải hút đờm ống khí quản bao gồm:

  • thở khò khè như có đờm hoặc khi thở có tiếng động
  • thở mất nhiều sức
  • phải sử dụng các cơ xung quanh lồng ngực để thở
  • âm thanh dài hơn khi thở ra
  • cảm giác như bạn không hít đủ không khí
  • cảm thấy bồn chồn
  • ho nhiều hơn hoặc cảm thấy như ho không làm thông thoáng đường thở

 

Hút đờm khí quản bằng xông hút đờm chuyên dụng thường xuyên có thể ngăn ống khí quản bị tắc hoàn toàn.

 

Hút đờm khí quản như thế nào?

Cho dù ở bệnh viện hay tại nhà, chỉ có người được đào tạo mới được thực hiện hút đờm khí quản. Bạn có thể tự hút đờm khí quản bằng xông hút sau khi đã học cách thực hiện an toàn và hiệu quả. Y tá chăm sóc tại nhà hoặc bệnh viện có thể hướng dẫn bạn thủ thuật này trước hoặc sau khi xuất viện.

 

Có hai cách hút đờm khí quản: hút mởhút kín. Hút mở dử dụng xông hút một lần để hút dịch khỏi đường thở. Người đang thở máy cần phải ngắt kết nối trong quá trình hút mở.

 

Xông hút đờm kín cho phép sử dụng lại cùng một xông hút nhiều lần. Đối với người đang thở máy, hút kín cũng cho phép giữ nguyên đường ống thở.

 

Các bước cụ thể để hút khí quản tùy thuộc vào loại xông bạn có. Nhìn chung, bạn hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện các bước sau:

  1. Tăng lượng oxy vào cơ thể trước khi tiến hành hút đờm. Điều này có thể bao gồm hít thở sâu nếu có thể hoặc tăng lượng ô-xy trong máy thở.
  2. Tháo ống thông ra khỏi khí quản.
  3. Không đưa xông hút sâu hơn đầu trong của đường thở.
  4. Hút không quá 15 giây và ở áp suất không cao hơn 200 mmHg. Một số nguồn khuyến nghị từ 120 đến 140 mmHg và lưu ý rằng áp suất không được cao hơn mức cần thiết để loại bỏ chất nhầy.
  5. Tháo xông hút
  6. Nếu hút nhiều lần, hãy đợi ít nhất 10 đến 15 giây trước khi hút lại.
  7. Lặp lại không quá ba lần (hút tổng cộng bốn lần trong một lần) để tránh tình trạng thiếu oxy.

 

Các biến chứng của việc hút đờm khí quản là gì?

 

Hút đờm khí quản thường an toàn nếu tuân thủ mọi biện pháp phòng ngừa. Một số rủi ro đi kèm với hút đờm trong đường thở bao gồm:

  • chấn thương đường thở do áp lực quá lớn hoặc đặt ống hút quá sâu
  • không nhận đủ oxy trong quá trình thực hiện

 

Trong môi trường lâm sàng, khi một người được hút đờm đường thở tại bệnh viện, các biến chứng khác có thể phát sinh, nhưng rất hiếm gặp. Những biến chứng này có thể bao gồm:

  • suy hô hấp (thiếu oxy)
  • tăng áp lực nội sọ (ICP) ở những người bị chấn thương đầu
  • co thắt phế quản (co thắt cơ phổi)
  • thay đổi huyết áp (tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp - sử dụng máy đo huyết áp để nắm được huyết áp chính xác)
  • viêm phổi liên quan đến máy thở
  • phổi xẹp
  • nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)

 

Theo: Healthline

Facebook Top
Zalo