Giỏ hàng

Cảm lạnh cũng có thể để lại "các triệu chứng kéo dài"

Một nghiên cứu cho thấy, một số người có thể bị ảnh hưởng lâu dài sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bao gồm cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi.

Trong đó, các triệu chứng phổ biến bao gồm ho, đau dạ dày và tiêu chảy kéo dài hơn một tháng sau lần nhiễm bệnh đầu tiên.

Theo đó, mọi người có thể gặp phải các triệu chứng kéo dài sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và viêm phổi, giống như hiện tượng họ trải qua sau khi nhiễm COVID-19.

Bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài có nhiều khả năng bị chóng mặt và gặp các vấn đề về vị giác và khứu giác. Họ cũng bị tim đập nhanh, đổ mồ hôi và rụng tóc. Một số triệu chứng đan xen lẫn nhau, bao gồm khó thở và mệt mỏi.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queen Mary ở London đã phân tích dữ liệu từ 10.171 người trưởng thành ở Anh cho nghiên cứu, dữ liệu đã được công bố trên tạp chí The Lancet's EClinicalMedicine.

Họ cho biết: "Các phát hiện này cho thấy, có thể có những tác động lâu dài đến sức khỏe sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính không phải do COVID-19 như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi, hiện kết quả này hiện chưa được công nhận".

Do đó, cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định xem liệu các triệu chứng có thể kéo dài trong khoảng thời gian tương tự như thời gian mắc bệnh COVID-19 kéo dài hay không, và tại sao một số người lại phải chịu đựng nhiều hơn những người khác.

Nghiên cứu cho thấy, việc mắc một căn bệnh nghiêm trọng hơn có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Cảm lạnh cũng có thể để lại các triệu chứng kéo dài - Ảnh 1.

Hàng nghìn người đang phải chống chọi với tác động gây suy nhược của COVID-19 kéo dài sau đại dịch. (Ảnh: Sky News)

Dữ liệu được thu thập như một phần của nghiên cứu quốc gia "Covidence UK" của trường Đại học Queen Mary về COVID-19, được triển khai vào năm 2020.

Trưởng nhóm điều tra, giáo sư Adrian Martineau, cho biết, những phát hiện này có thể giải thích vì so có những những người phải vật lộn với các triệu chứng kéo dài sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, mặc dù có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng cách sử dụng tăm bông lấy mẫu dịch từ mũi hoặc họng.

Ông Martineau nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu đang diễn ra nhằm giúp "tìm ra nguyên nhân gốc rễ tại sao một số người gặp phải các triệu chứng kéo dài hơn những người khác". Ông nói thêm: "Cuối cùng, điều này có thể giúp chúng tôi xác định hình thức điều trị và chăm sóc phù hợp nhất cho những người bị ảnh hưởng".

Tác giả chính Giulia Vivaldi từ Đại học Queen Mary ở London cho biết: "Phát hiện của chúng tôi không chỉ làm sáng tỏ tác động của COVID-19 kéo dài đối với cuộc sống của con người mà còn cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác".

Nghiên cứu đã xem xét các triệu chứng của người bệnh sau lần nhiễm trùng đầu tiên, sử dụng bảng câu hỏi chuẩn hóa. Khoảng thời gian dài nhất từ khi nhiễm bệnh lần đầu đến khi có báo cáo về các triệu chứng kéo dài tiếp diễn là 37 tuần đối với những người không nhiễm COVID-19 và 64 tuần đối với những người mắc COVID-19.

Khoảng 1,9 triệu người ở Anh được cho là sẽ phải sống chung với bệnh COVID-19 kéo dài.

Một nghiên cứu vào tháng 9 cho thấy, 1/3 số bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài bị tổn thương nhiều cơ quan 5 tháng sau khi nhiễm bệnh. Kết quả scan các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện vì virus cho thấy tỷ lệ tổn thương phổi, não và thận cao hơn.

Nguồn: VTV News

Facebook Top
Zalo