Quả cơm cháy: Một loại thảo dược tốt cho sức khỏe
Lịch sử của cây cơm cháy và quả cơm cháy
Cây cơm cháy đã xuất hiện từ 400 trước Công nguyên với khoảng 30 loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cơm cháy đen (tên khoa học Sambucus nigra). Cha đẻ của ngành Y, Hippocrates đã gọi cây cổ thụ này là “tủ thuốc” của mình. Cuốn sách Anatomia Sambuci được xuất bản năm 1644 bởi Tiến sĩ Martin Blochwick nói về việc sử dụng và lợi ích của cây cơm cháy. Một số bộ lạc thổ dân châu Mỹ đã sử dụng cành cây cổ thụ này để làm sáo. Năm 2013, cây cơm cháy được vinh danh là “Thảo dược của năm”.
Điều thú vị là quả cơm cháy có rất nhiều cách sử dụng nhưng không thể ăn sống, từ làm xi-rô đến sấy quả khô và làm rượu cơm cháy. Quả cơm cháy cũng có thể được sử dụng để làm mứt, thạch, trà và giấm.
Lợi ích sức khỏe của quả cơm cháy
Quả cơm cháy đã được sử dụng để hỗ trợ hệ miễn dịch trong nhiều thập kỷ qua
Quả cây cơm cháy là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Khi quả cơm cháy chín, chúng sẽ chuyển sang màu tím sẫm hoặc đen. Màu tím đậm này cho thấy dấu hiệu của một loại flavonoid có tên là anthocyanins, đây là sắc tố thực vật có lợi được biết đến với khả năng chống oxy hóa gấp 3,5 lần vitamin E. Một nghiên cứu so sánh 15 loại quả mọng khác nhau và một nghiên cứu khác so sánh các loại rượu đã phát hiện ra rằng cơm cháy là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất.
Chiết xuất quả cơm cháy đã được chứng minh là giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài các triệu chứng của cảm lạnh, cúm, và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Một nghiên cứu năm 2004 trên 60 người bị cúm cho thấy những người uống 15 ml xi-rô quả cơm cháy 4 lần mỗi ngày cho thấy cải thiện triệu chứng bệnh trong 2-4 ngày, trong khi nhóm dùng giả dược sẽ mất từ 7 đến 8 ngày để cải thiện. Lưu ý rằng, hầu hết các nghiên cứu chỉ được thực hiện trên các sản phẩm thương mại, không bào gồm các sản phẩm tự chế.
Tham khảo thêm: Viên uống tăng đề kháng Elderberry kết hợp Echinacea và Vitamin C Purintan's Pride 60 viên
Quả cơm cháy cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B9 và sắt.