Giỏ hàng

Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng cho người cao huyết áp, mỡ máu

Thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là với người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa và xử lý đúng, có thể giảm rủi ro đáng kể.

4 điều quan trọng để phòng tránh đột quỵ mùa nóng
 

Người tăng huyết áp, mỡ máu cao cần biết cách tránh đột quỵ mùa nắng nóng - Ảnh minh họa/Nguồn: Gett
 

1. Uống đủ nước
Khi trời nóng, cơ thể dễ mất nước qua mồ hôi. Người lớn tuổi, cao huyết áp hoặc mỡ máu cao cần uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày). Không nên đợi khát mới uống. Tránh uống nhiều nước ngọt, nước có gas.

2. Ăn uống lành mạnh

  • Hạn chế muối, nước mắm, bột ngọt, đồ chiên xào, mỡ động vật.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ.

  • Tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.

3. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

  • Không ra ngoài nắng ngay sau khi ở phòng lạnh.

  • Giữ nhiệt độ máy lạnh ở mức vừa phải (khoảng 26°C trở lên).

  • Tránh làm việc hoặc tập luyện quá sức dưới trời nắng.

  • Nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời, hãy chọn thời điểm sáng sớm (trước 10h) hoặc chiều mát (sau 15h).

4. Vận động hợp lý

  • Nên vận động nhẹ nhàng hằng ngày: đi bộ, đạp xe chậm, tập dưỡng sinh...

  • Mỗi lần tập khoảng 30 phút vào lúc trời râm mát.

  • Không nên tập thể dục khi trời quá nóng.

Cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ do nắng nóng

Nếu thấy người có dấu hiệu bị đột quỵ do nắng nóng (mất ý thức, mê man, da nóng đỏ, mạch yếu…), cần làm ngay:

Sơ cứu ban đầu:

  • Đưa người bệnh vào chỗ mát, nới lỏng quần áo.

  • Dùng khăn ướt lau mát cơ thể.

  • Gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

  • Không cho người bệnh ăn uống hoặc dùng thuốc khi chưa có chỉ định y tế.

Nếu người bệnh ngừng thở hoặc không có mạch đập:

  • Thực hiện hà hơi thổi ngạt:

    • Nằm ngửa, ngửa cổ, nghiêng đầu sang bên.

    • Làm sạch miệng, bịt mũi và thổi hơi vào miệng.

  • Ép tim ngoài lồng ngực:

    • Chồng hai tay lên nhau, đặt giữa ngực.

    • Dùng lực ép xuống mạnh và nhanh.

    • Nếu chỉ có một người: xen kẽ 2-3 lần thổi ngạt với 10-15 nhịp ép tim.

    • Nếu có hai người: một người ép tim, người kia thổi ngạt, luân phiên cho đến khi người bệnh thở lại.

Hãy chú ý giữ cơ thể mát mẻ, ăn uống lành mạnh và vận động đúng cách trong mùa hè để tránh nguy cơ đột quỵ.

Nguồn: tuoitre

 

Facebook Top
Zalo