Giỏ hàng

Miếng dán silicon ép sẹo: Hiệu quả điều trị - Phần 1

Tổng quan

Da bị tổn thương do chấn thương cấp tính hay do bệnh mãn tính gây ra đều có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Sự hình thành mô sẹo thường được đặc trưng bởi mức độ dày của collagen. Các vết sẹo lớn và sẹo trên các vùng dễ nhìn thấy hơn là điều không mong muốn và có thể làm một cá nhân cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân, do đó chất lượng cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, một số vết sẹo từ những vết thương sâu như bỏng có thể hạn chế thể chất của bệnh nhân do lượng da co lại lớn hơn. Điều này sẽ làm tăng độ căng và giảm tính linh hoạt của da. Đó là lý do tại sao mà các phương pháp điều trị ngăn ngừa và giảm sự hình thành xuất hiện sẹo luôn nhận được sự quan tâm của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng như bệnh nhân. Xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng tăng là động lực chính để xác định các giải pháp mới và tiến tiến hơn trong việc giảm sẹo. Các phương pháp điều trị sẹo hiện tại bao gồm phương pháp điều trị không xâm lấn và phương pháp điều trị xâm lấn, cụ thể:

Phương pháp điều trịCách thứcƯu điểmHạn chế
Liệu pháp áp lựcDùng băng đàn hồi (băng thun) hoặc quần áo nén để tạo áp lực lên sẹoKhông xâm lấn. Có thể tự áp dụng tại nhà.Thường tạo cảm giác khó chịu. Để có được kết quả tối ưu, cần đeo hay mặc liên tục từ 6 đến 12 tháng.
Liệu pháp sử dụng silicone tại chỗĐeo miếng dán silicone hoặc bôi gel silicone tuýp lên vết sẹoKhông xâm lấn. Có thể tự áp dụng tại nhà.Để đạt được kết quả tối ưu, cần đeo liên tục trong 6-12 tháng.
Tiêm steroidTiêm corticosteroid trực tiếp vào mô sẹo để ức chế quá trình xơ hóa và giảm số lượng nguyên bào sợi cơCó thể ức chế sự hình thành của sẹo phì đại.Phải tiêm nhiều lần trong một khoảng thời gian do bác sĩ lâm sàng chỉ định.
Tiêm chất làm đầyCác chất làm đầy như collagen có thể được tiêm vào vị trí sẹoCó thể được sử dụng để cải thiện sẹo rỗ.Phải được thực hiện bởi chuyên gia thẩm mỹ hoặc chăm sóc sức khỏe. Kết quả điều trị tạm thời.
Mài mòn daMài mòn hoặc bào mòn các lớp da ngoài cùng. Kỹ thuật này phần lớn được thay thế bằng các phương pháp tiên tiến như tái tạo bề mặt bằng laserCó thể làm phẳng các vết sẹo lồi và giảm các vết sẹo mụn nông/sâu.Thủ tục xâm lấn thường yêu cầu gây mê. Các vết thương do đó cũng có nguy cơ hình thành thêm sẹo.
Siêu mài mòn daTẩy tế bào chết của lớp biểu bì daKhông xâm lấn, không phẫu thuật và thường không gây đau.Thưởng chỉ có hiệu quả với những vết sẹo nông như sẹo mụn.
Laser bóc táchSử dụng ánh sánh xung cường độ cao, điển hình là laser erbium hoặc laser CO2Có thể giảm độ dày của sẹo và mềm mô sẹo.Phải được thực hiện bởi một chuyên gia thẩm mỹ / chăm sóc sức khỏe. Tùy thuộc vào loại tia laser được áp dụng mà kết quả đạt được có thể ngắn hạn hoặc dài hạn.
Ghép daLấy da từ vùng da khỏe mạnh bình thường, sau đó đắp lên vết sẹo để che sẹoThường được sử dụng nhất cho sẹo mụn sâu.Xâm lấn, tạo thêm vết thương để lấy mô da.
Phẫu thuật xóa sẹo Có thể được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của các vết sẹo nổi rõ, có hình dạng bất thường.Xâm lấn, tạo ra các vết thương sâu và sẽ hình thành thêm sẹo.
AFRÁp dụng cho bệnh nhân đã trải qua quá trình chữa lành nhanh chóng hoặc lâu dài các vết lở loét hoặc loét tỳ đè liên quan đến sẹo sau chấn thương và ghép da có độ dày mỏng sau khi bắt đầu đợt AFRPhá vỡ màng sinh học và kích thích tiết yếu tố tăng trưởng de novo và tái tạo lại collagen. 
 
Nguồn: NIH - Viện Y tế Hoa Kỳ
Facebook Top
Zalo