Giỏ hàng

Tìm hiểu các loại loét da

Loét da là tổn thương da do tuần hoàn kém, áp lực kéo dài hoặc bệnh lý mạn tính. Nếu không điều trị sớm, vết loét có thể lan rộng, gây đau đớn và nhiễm trùng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các loại loét da phổ biến và cách nhận biết chúng.

Loét da là gì?

Loét da là những vết thương hở trên bề mặt da có hình dạng giống miệng núi lửa, thường có hình tròn với phần giữa bị tổn thương và lở loét.

Tình trạng này xảy ra khi da bị tổn thương và không thể tự lành do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương, tuần hoàn máu kém hoặc áp lực kéo dài lên da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, loét da có thể nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.

Các loại loét da

Loét do tì đè (loét áp lực)

Loét tì đè hay loét do áp lực là loại lở loét da phổ biến nhất, hình thành khi một vùng da chịu áp lực liên tục trong thời gian dài, khiến lưu thông máu bị gián đoạn và làm da bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, lở loét có thể lan rộng, ăn sâu đến mô, thậm chí lộ cả xương.

Loại loét do tì đè thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, ít mỡ như hông, khuỷu tay, lưng, mông, xương cùng cụt, mắt cá và gót chân. Người cao tuổi, người hạn chế vận động, phải nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc phải.

Tìm hiểu các loại loét da
Miếng dán chống loét cùng cụt Seasight tiện lợi, dễ sử dụng
 

Loét tĩnh mạch

Loét tĩnh mạch xảy ra do tuần hoàn máu kém, thường bị chân. Khi máu không được bơm trở lại tim mà bị ứ đọng trong tĩnh mạch, tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Loét tĩnh mạch thường là vết thương nông xuất hiện ở các vùng xương nhô ra trên chân, đặc biệt là mắt cá. Những yếu tố như giãn tĩnh mạch, béo phì, ít vận động và mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị loét này.

Loét động mạch

Loét động mạch, hay còn gọi là loét thiếu máu cục bộ, xảy ra khi động mạch không cung cấp đủ máu đến da khiến mô da bị hoại tử. Nguyên nhân phổ biến nhất là xơ vữa động mạch, tình trạng các động mạch bị thu hẹp do mảng bám cholesterol tích tụ lên thành động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến chân và khiến mô da bị hoại tử.

Giống như loét tĩnh mạch, loét động mạch thường xuất hiện ở các chi, đặc biệt là cẳng chân. Bất kỳ tình trạng nào làm suy giảm tuần hoàn máu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại lở loét này.

Loét thần kinh (loét bàn chân tiểu đường)

Loét thần kinh thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, được gọi là loét bàn chân do tiểu đường. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh mất cảm giác ở bàn chân, không nhận biết được các vết thương trầy xước nhỏ hoặc khi chân bị mỏi cần nghỉ ngơi. Cộng với tình trạng lưu thông máu kém, những vết thương này lâu lành và dần phát triển thành loét.

Loét thần kinh thường xuất hiện ở lòng bàn chân. Do mất cảm giác nên vết loét có thể không gây đau khiến người bệnh không chú ý. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, vết loét có thể ngày càng nghiêm trọng và gây biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu các loại loét da
 

Loét ngón tay

Loét ngón tay thường xuất hiện ở đầu ngón tay hoặc khớp ngón tay, chủ yếu là do máu lưu thông kém.

Loại loét này phổ biến ở những người mặc bệnh tự miễn, đặc biệt là xơ cứng bì và có thể gây đau nhức, khó chịu nếu không được chữa trị đúng cách.

Chẩn đoán loét da

Nếu bạn có vết loét trên da hoặc bất kỳ vết thương nào lâu lành, hãy đi khám sớm. Ngay cả những lở loét da nhỏ cũng có thể tiến triển nặng hơn trong thời gian ngắn. Vì loét da thường khó lành, bạn cần được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách

Bác sĩ chuẩn đoán loét da như thế nào?

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán loét da chỉ bằng cách quan sát trực tiếp. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp CT để đánh giá mức độ tổn thương và kiểm tra hệ thống mạch máu xung quanh vết loét.

Khi thăm khám lở loét, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe tổng quát và các đặc điểm của vết loét như:

  • Xuất hiện bao giờ?
  • Mức độ tiến triển: to hơn hay đang lành lại?
  • Có đau hoặc chảy máu không?

Dựa trên thời gian lành thương, loét da được chia thành 2 loại:

  • Loét da cấp tính: thường lành trong vòng 12 tuần.
  • Loét da mạn tính: không lành sau 12 tuần, dễ nhiễm trùng và có thể gây đau kéo dài dù kích thước nhỏ.

Phân biệt loét da với tổn thương khác

Một số vết thương có thể trông giống loét nhưng thực tế không phải loét. Trước khi đưa ra chuẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét và loại trừ các nguyên nhân như:

  • Da bị trầy xước do đi giày dép chật, dụng cụ thể thao không phù hợp hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại như dùng xẻng đào đất. 
  • Mụn bọc hoặc mụn nhọt lớn bị vỡ để lại vùng da lõm trong giống như lở loét.

Tin vui là hầu hết những tổn thương này chỉ ảnh hưởng đến lớp da nông và sẽ tự lành. Tuy nhiên, vết thương sâu, lâu lành hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn vẫn nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Tham khảo nguồn Verywellhealth

 

Để được tư vấn về các loại băng gạc vết thương và hỗ trợ thêm về chăm sóc vết thương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Văn phòng 1: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 
Facebook Top
Zalo