Tại sao bạn bị loét tĩnh mạch ở chân?
Loét tĩnh mạch ở chân là tình trạng phổ biến do suy yếu hệ tĩnh mạch, thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Hiểu rõ nguyên nhân gây loét sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả, tránh tái phát. Vậy, đâu là những yếu tố chính dẫn đến loét tĩnh mạch chân? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Loét tĩnh mạch là gì?
Loét là những vết thương hở trên da, có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, nhưng phổ biến nhất là ở vùng cùng cụt và chân. Loét tĩnh mạch là loại lét chân do các vấn đề về lưu thông máu trong tĩnh mạch chân gây ra. Xem thêm các loại loét bàn chân khác.
Thông thường, khi bạn bị đứt da hoặc trầy xước, cơ thể sẽ tự động chữa lành và theo thời gian, vết thương sẽ lành lại. Tuy nhiên, vết loét tĩnh mạch có thể không tự lành nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây loét tĩnh mạch
Loét tĩnh mạch thường hình thành xung quanh mắt cá chân, chủ yếu do tổn thương các van bên trong tĩnh mạch chân. Các van này có nhiệm vụ kiểm soát áp lực máu bên trong tĩnh mạch giúp áp lực giảm xuống khi bạn đi lại. Nếu áp lực máu trong tĩnh mạch chân không giảm khi bạn đi bộ, tình trạng này được gọi là tăng huyết áp tĩnh mạch kéo dài, gây áp lực lớn lên da và dẫn đến loét quanh mắt cá chân.
Loét tĩnh mạch cũng có thể do các vấn đề khác ở tĩnh mạch chân gây ra như:
- Suy giãn tĩnh mạch. Đây là tình trạng tĩnh mạch chân to và phình lên do các van trong tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả, khiến máu tích tụ ứ đọng ở phần dưới chân. Xem thêm Các liệu pháp phổ biến phòng chống suy giãn tĩnh mạch.
- Suy tĩnh mạch mãn tính. Giống như suy giãn tĩnh mạch, tình trạng này xảy ra khi tĩnh mạch chân không thể bơm máu về tim, khiến máu tích tụ ở chân và gây sưng. Sưng nặng làm tăng áp lực lớn lên da, hình thành nên các vết loét tĩnh mạch.
Chăm sóc vết loét tĩnh mạch
Loét tĩnh mạch cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Ngay khi xuất hiện vết loét, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.
Quá trình điều trị có thể tập trung vào cải thiện tuần hoàn hoặc giải quyết các vấn đề tĩnh mạch gây loét. Trong một số trường hợp, cần loại bỏ một số mô xung quanh vết thương. Bạn có thể được chỉ định:
- Vệ sinh vết thương thường xuyên
- Băng vết loét. Xem thêm Gạc xốp chống loét Therasorb
- Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng da
- Mang vớ nén y khoa để ngăn máu ứ đọng ở chân, hỗ trợ quá trình lành thương. Xem thêm Cách lựa chọn và sử dụng vớ nén y khoa
- Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc thuốc bôi ngoài da khác để ngăn ngừa nhiễm trùng
- Uống thuốc kháng sinh nếu cần để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng
- Xét nghiệm dị ứng nếu có dấu hiệu kích ứng da
Ngoài ra, sử dụng băng ép hỗ trợ máu lưu thông máu về tim cũng có thể giúp vết loét mau lành hơn. Trong một số trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật hoặc ghép da để đóng vết thương trên da.
Tham khảo nguồn Johns Hopkins Medicine
Để được tư vấn về các loại băng gạc cho vết loét và hướng dẫn chăm sóc loét tĩnh mạch ở chân, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |