Giỏ hàng

Loét da: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Loét da da thường gặp ở những người tiểu đường, nằm một chỗ, ngồi lâu tuần hoàn kém. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây đau đớn, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loét da hiệu quả.

Triệu chứng của loét da

Loét da là những vết thưởng hở lõm trên bề mặt da, có thể chảy dịch trong suốt, máu hoặc mủ nếu bị nhiễm trùng. Viền da lở loét thường sưng đỏ và viêm.

Da xung quanh vết loét có thể bị đổi màu, dày lên hoặc gồ ghề. Nếu tình trạng nặng hơn, mô da có thể bị hoại tử và chuyển sang màu đen.

Loét da thường xuất hiện dần dần. Ban đầu, chỉ là vùng da đổi màu, có thể sẫm hơn hoặc nhạt hơn so với vùng xung quanh, kèm theo cảm giác nóng rát hoặc ngứa. Khi bệnh tiến triển, vùng da này bị tổn thương sâu, trông như bị ăn mòn hoặc biến mất.

Vết loét da nhẹ chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài, nhưng nếu nghiêm trọng hơn, có thể lan xuống lớp sâu hơn và thậm chí ảnh hưởng đến cơ, xương.

Dù chỉ là vết loét nhỏ, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, chúng rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây loét da

Loét da do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cốt lõi là do máu lưu thông kém, khiến da không nhận đủ oxy và dưỡng chất để phục hồi. 

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc những người bị hạn chế vận động. Béo phì, hút thuốc và mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị lở loét da.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến, lở loét da cũng có thể do một số yếu tố sau:

  • Ung thư da, như ung thư biểu mô tế bào đáy và u hắc tố ác tính.
  • Một số bệnh lý như viêm da mủ hoại tử và rối loạn tự miễn.
  • Nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc virus.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu warfarin.
  • Bỏng do tia xạ.
  • Da bị mềm nhũn do tiếp xúc với độ ẩm trong thời gian dài.
Loét da: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
 
Miếng dán chống loét cùng cụt Seasight tiện lợi, dễ sử dụng
 

Các loại loét da

Các loại loét da phổ biến bao gồm:

Cách điều trị lở loét da

Việc điều trị loét da phụ thuộc vào loại loét, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của từng người.

Chăm sóc tại nhà

Những vết loét nhỏ, nông có thể được chăm sóc tại nhà nếu không có bệnh lý nền ảnh hưởng quá trình hồi phục. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh vết thương và sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu cần. Sau đó, che phủ vết loét da bằng băng gạc y tế để giữ sạch và bảo vệ da.

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thay băng đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết loét tiết nhiều dịch, bác sĩ có thể khuyên không băng kín để tránh làm chậm quá trình lành thương.

Nếu vết lở loét gây đau, có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định. Trong trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng hoặc đã nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm.

Tăng cường lưu thông máu là yếu tố quan trọng giúp điều trị và ngăn ngừa loét da. Một số biện pháp hữu ích như:

  • Nâng cao chân khi nghỉ ngơi để giảm ứ đọng máu.
  • Mang vớ giãn tĩnh mạch để hỗ trợ tuần hoàn.
  • Giảm áp lực lên vùng da dễ bị loét.
  • Tập các bài vận động chân theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị loét tĩnh mạch.

Loét chân, đặc biệt là loét tĩnh mạch rất dễ tái phát, vì vậy cần duy trì mang vớ giãn tĩnh mạch lâu dài để phòng ngừa.

Nếu vết loét không cải thiện hoặc ngày càng nặng, hãy đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị y khoa

Khi vết loét không đáp ứng với điều trị tại nhà hoặc ngày càng nghiêm trọng, cần can thiệp y khoa để thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Cắt lọc mô (loại bỏ mô tổn thương): Đây là thủ thuật loại bỏ mô chết hoặc nhiễm trùng để giúp vết loét mau lành hơn. Quá trình này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau từ biện pháp cơ học đến phẫu thuật.
  • Liệu pháp oxy cao áp (HBOT): Bệnh nhân sẽ được đưa vào buồng oxy áp suất cao, nơi cung cấp oxy tinh khiết với áp suất gấp 2-3 lần bình thường. Phương pháp này giúp tăng cường lượng oxy đến các mô, thúc đẩy quá trình phục hồi, đặc biệt hiệu quả đối với loét bàn chân do tiểu đường.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ các tĩnh mạch bị tổn thương ở chân, giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa loét tái phát.
  • Ghép da: Khi vết loét quá sâu hoặc khó lành, ghép da có thể được thực hiện để thay thế vùng da bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nếu hoại tử lan rộng không thể kiểm soát, có thể cần cắt cụt một phần bàn chân, chân hoặc chi thể để ngăn chặn biến chứng.

Lở loét da là tình trạng khó điều trị và đòi hỏi thời gian hồi phục lâu dài. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa lở loét da

Nếu bạn có nguy cơ bị loét da, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể mau lành tổn thương và giảm nguy cơ hình thành vết loét.

Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh cũng rất cần thiết. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện lượng oxy trong máu, tập thể dục tăng cường tuần hoàn và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường cũng như cholesterol sẽ giúp hạn chế nguy cơ loét da.

Tham khảo nguồn Verywellhealth

 

Để được tư vấn về các loại băng gạc vết thương và hỗ trợ thêm về chăm sóc vết thương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Văn phòng 1: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

 
Facebook Top
Zalo