Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương
Để xử lý tốt các yếu tố làm chậm hoặc cản trở quá trình lành vết thương, cần hiểu rõ cấu trúc và chức năng da, các giai đoạn lành thương, loại vết thương và phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết này sẽ tìm hiểu các yếu tố tại chỗ và toàn thân ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Quá trình lành vết thương có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tại chỗ như độ ẩm, nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của vi khuẩn bất thường, loét, hoại tử, áp lực, chấn thương và phù nề.
- Độ ẩm. Môi trường ẩm giúp vết thương lành nhanh hơn và ít đau hơn so với môi trường khô. Trong môi trường khô, các tế bào thường mất nước và chết, tạo thành lớp vảy hoặc mài trên bề mặt vết thương, làm cản trở quá trình lành thương. Băng gạc giữ ẩm giúp duy trì độ ẩm và thúc đẩy sự di chuyển của tế bào biểu bì, từ đó hỗ trợ tái tạo mô.
- Nhiễm trùng vết thương hoặc sự hiện diện của vi khuẩn bất thường. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, dịch tiết, sưng tấy, đỏ hoặc sốt, nên lấy mẫu từ vết thương để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và đưa ra hướng điều trị bằng kháng sinh. Nếu vết loét do tì đè/áp lực hoặc vết thương sâu tới xương không có dấu hiệu lành, cần kiểm tra xem có dấu hiệu của viêm tủy xương hay không. Kết quả xét nghiệm bất thường cần phải được báo cho bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
- Loét do chất thải cơ thể. Tình trạng tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ có thể làm suy yếu lớp bảo vệ da, gây ẩm ướt quá mức và dễ nhiễm khuẩn. Cần hướng dẫn người chăm sóc về cách chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ quá trình lành vết.
- Hoại tử. Mô chết có thể gây cản trở quá trình lành vết thương. Có 2 dạng mô hoại tử thường gặp là mô hoại tử dạng mềm, ướt, có màu vàng và mô hoại tử dạng khô, dày, giống da, thường có màu đen. Thông thường, mô hoại tử cần được loại bỏ trước khi quá trình lành có thể diễn ra.
- Áp lực. Áp lực quá mức hoặc kéo dài ở vùng vết thương có thể làm gián đoạn lưu thông máu, dẫn đến giảm cung cấp máu cho mô xung quanh và làm chậm quá trình lành thương.
- Chấn thương và phù nề. Vết thương lành chậm, thậm chí không lành được nếu thường xuyên bị va đập hoặc bị phù nề khiến lưu thông máu bị cản trở.
Quá trình lành vết thương cũng có thể bị chậm lại do các yếu tố toàn thân ít hoặc không liên quan trực tiếp đến vị trí của vết thương, bao gồm tuổi tác, thể trạng, bệnh lý mãn tính, suy giảm miễn dịch, tình trạng dinh dưỡng, xạ trị và suy giảm chức năng mạch máu.
- Tuổi tác. Ở người lớn tuổi, vết thương thường lành chậm hơn so với người trẻ, chủ yếu là do các bệnh lý xuất hiện khi cơ thể già đi. Bệnh nhân lớn tuổi có thể không hấp thụ đủ dinh dưỡng, nội tiết tố thay đổi, thiếu nước và hệ thống miễn dịch, tuần hoàn và hô hấp suy giảm - tất cả đều làm tăng nguy cơ tổn thương da và kéo dài thời gian lành vết thương.
- Thể trạng. Thể trạng cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành thương. Ví dụ, người béo phì có thể gặp khó khăn trong lành vết thương do mô máu nhận máu kém. Một số người béo phì còn bị thiếu protein, gây thêm cản trở cho quá trình lành thương. Ngược lại, ở người gầy yếu, tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng dự trữ cùng làm chậm quá trình phục hồi.
- Bệnh lý mãn tính. Các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch vành, bệnh mạch ngoại biên, ung thư và bệnh tiểu đường đều có thể cản trở quá trình lành vết thương. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh này, cần theo dõi sát sao và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Suy giảm miễn dịch và xạ trị. Suy giảm miễn dịch do bệnh lý, thuốc điều trị hoặc tuổi tác cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Xạ trị có thể gây tổn thương hoặc thay đổi cấu trúc da, xuất hiện ngay sau đợt điều trị hoặc nhiều tháng sau khi kết thúc.
- Chỉ số xét nghiệm. Ngoài các chỉ số dinh dưỡng, nồng độ hemoglobin cũng cần được theo dõi để đánh giá khả năng vận chuyển oxy của máu. Chức năng gan, thận và tuyến giáp cũng có thể cần ảnh hưởng đến khả năng lành của cơ thể và nên được kiểm tra khi cần thiết.
- Tình trạng dinh dưỡng. Đánh giá dinh dưỡng liên tục là cần thiết vì diện mạo bên ngoài hoặc tình trạng của vết thương không đủ để xác định xem bệnh nhân có nhận đủ dinh dưỡng hay không. Các chỉ số như albumin, prealbumin, số lượng tế bào lympho và nồng độ transferrin là các dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng và phải được đánh giá và theo dõi thường xuyên vì protein là đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào.
- Suy giảm chức năng mạch máu. Các loại vết loét như loét động mạch, loét tiểu đường, loét tỳ đè và loét tĩnh mạch thường xuyết hiện ở chi dưới do suy giảm lưu thông máu. Bác sĩ lâm sàng phải xác định đúng loại loét để đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp nhất.
Các loại băng gạc vết thương cũng có ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết thương, tuỳ theo từng loại vết thương mà sẽ chọn băng gạc khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các loại vết thương cũng như cách chọn băng gạc thích hợp, bạn có thể tham khảo bài viết chăm sóc vết thương của Merinco hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Merinco để nhận tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Để được tư vấn về các loại băng gạc vết thương và hỗ trợ thêm về chăm sóc vết thương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: Phòng 2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |