Giỏ hàng

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có được tập thể dục không?

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có tập thể dục được không? Nhiều người lo ngại rằng vận động nhiều có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, nhưng thực tế, tập luyện đúng cách lại giúp cải thiện tuần hoàn, giảm đau nhức và sưng phù. Quan trọng là lựa chọn bài tập phù hợp để tránh gây áp lực lên tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính và sinh lý bệnh

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu tĩnh mạch không theo dòng chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng này là do bất thường van tĩnh mạch nông và/hoặc van tĩnh mạch sâu.

Bình thường, máu từ chân trở về tim nhờ vào 3 cơ chế chính:

  • Lực đẩy ở chân lúc đi lại: Các cơ ở lòng bàn chân và bắp chân co bóp, ép vào tĩnh mạch để đẩy máu về tim.
  • Lực hút tạo ra trong quá trình hô hấp: Khi thở, cơ hoành thay đổi áp lực trong ổ bụng, hỗ trợ lưu thông máu.
  • Hệ thống van 1 chiều trong lòng các tĩnh mạch chi dưới: Ngăn máu trào ngược xuống chi dưới, đảm bảo dòng chảy về tim.

Khi van tĩnh mạch bị suy yếu, máu sẽ trào ngược về ngoại biên ngay cả khi vận động, khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao, gây ứ huyết và làm bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Nếu không điều trị, suy giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành suy giãn tĩnh mạch mạn tính, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, bệnh còn có nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng chi dưới mạn tính đe dọa tính mạng, đau nhức chân kéo dàu và suy giảm chức năng vận động.

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có được tập thể dục không?

Theo các chuyên gia, tập thể dục đóng vai trò trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, nhưng cần chọn bài tập phù hợp. Khi vận động, các cơ bắp ở chân co bóp, đóng vai trò như một “máy bơm” đẩy máu về tim, giúp giảm áp lực lên thành tĩnh mạch. Vận động hợp lý không chỉ an toàn mà còn giúp chống lại tác động của trọng lực, giảm u huyết và cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc tập luyện, điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần kết hợp nhiều phương pháp khác như sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch theo khuyến cáo của Hội Mạch Máu Thế Giới. Trong đó, flavonoid tinh chế dạng vi hạt (Daflon) là loại thuốc duy nhất đáp ứng đủ các tiêu chí quan trọng như bảo vệ thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực tĩnh mạch, giảm viêm và cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, việc mang vớ giãn tĩnh mạch, thay đổi lối sống và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.

Các bài tập thể dục tốt cho người suy giãn tĩnh mạch mạn tính

Các bài tập truyền thống như đi bộ nhanh hoặc dậm chân mạnh có thể làm tăng hoạt động và tăng sức mạnh đẩy máu của các cơ bắp - bàn chân, những lại không tác động lên hệ thống tĩnh mạch sâu - vốn chịu ảnh hưởng bởi trọng lực. Trong một số trường hợp, những bài tập này có thể khiến triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chẳng những không cải thiện mà còn trở nên trầm trọng thêm. Chính vì thế, các bài tập thể dục có tác dụng triệt tiêu trọng lực là lực chọn tối ưu để dự phòng và điều trị suy van tĩnh mạch mạn tính.

Bài tập tư thế nằm

Tư thế nằm là tư thế triệt tiêu trọng lực hiệu quả nhất, áp lực tác động lên cột máu tĩnh mạch gần như bằng không. Người bệnh có thể nâng cao chân từ 30° đến 60° khi tập để tăng hiệu quả. 

Một số bài tập phổ biến trong tư thế này bao gồm:

  • Xoay cổ chân cùng chiều kim đồng hồ và ngược lại
  • Gập duỗi cổ chân để kích thích tuần hoàn máu
  • Dạng - khép các ngón chân nhằm tăng sức mạnh cẳng chân

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có được tập thể dục không?

 

Mỗi động tác được thực hiện đến khi cảm thấy không thực hiện được nữa mới đổi chân, duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc chia nhỏ thành 10-15  phút mỗi lần tập. Các bài tập được luân phiên với chân đặt trên mặt phẳng ngang hoặc chân nâng cao 60°, có thể nâng cao 2 chân dựa vào tường (90°).

Bài tập tư thế ngồi

Tư thế ngồi ít làm triệt tiêu trọng lực ở cột máu tĩnh mạch hơn. Nhưng khi không có điều kiện thực hành các bài tập tư thế nằm, đặc biệt với những người phải ngồi làm việc lâu như nhân viên văn phòng thì vẫn có thể áp dụng những bài tập tư thế ngồi. Khi ngồi, tư thế hiệu quả nhất là ngồi trên ghế sao cho đùi bằng hoặc cao hơn mông để giảm thiều áp lực tác động lên cột máu tĩnh mạch. 

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có được tập thể dục không?

 

Các bài tập tương tự như ở tư thế nằm bao gồm:

  • Xoay cổ chân
  • Gập - duỗi cổ chân
  • Dạng - khép ngón chân

Bài tập tư thế đứng

Tư thế đứng hầu như không có tác dụng triệt tiêu trọng lực, nhưng đối với một số công việc bắt buộc phải đứng trong thời gian dài, chúng ta vẫn có thể tận dụng thời gian đứng để thực hiện những động tác làm tăng sức mạnh cơ bắp - bàn chân như: 

  • Dạng - khép ngón chân
  • Nhón gót - mũi chân

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có được tập thể dục không?

 

Các động tác ở tư thế này được thực hiện luân phiên và có thể dùng thêm dụng cụ hỗ trợ như cầu thang, bàn, ghế.

Một lưu ý quan trọng là cần kết hợp hít thở sâu nhịp nhàng trong quá trình luyện tập bởi hô hấp cũng là một trong ba cơ chế căn bản giúp đưa máu tĩnh mạch từ ngoại biên về trung tâm, thúc đẩy làm trống tĩnh mạch hiệu quả hơn.

Việc tập thể dục đúng cách không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp, tập luyện đều đặn và kết hợp với phương pháp điều trị khác như sử dụng vớ giãn tĩnh mạch Cody và thuốc trợ tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo nguồn timmachhoc.vn

 

Để được tư vấn và hỗ trợ hướng dẫn chăm sóc giãn tĩnh mạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO
- Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo