Giỏ hàng

Sử dụng vớ nén và tất nén cho các bệnh tĩnh mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao

Hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng suy giãn tĩnh mạch. Ở một số người, những tĩnh mạch phình này trông không đẹp mắt nhưng không gây đau. Đối với những người khác, chúng có thể gây khó chịu và thậm chí vô cùng đau đớn. Tin tốt là tình trạng phổ biến này có thể được điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu trong ngày, không cần gây mê toàn thân hoặc phải vào phòng phẫu thuật.

Tĩnh mạch giãn là gì?

Tĩnh mạch giãn, hay suy giãn tĩnh mạch, là tĩnh mạch phình gần bề mặt da. Tĩnh mạch giãn thường do suy tĩnh mạch hay còn gọi là trào ngược tĩnh mạch. Tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu trở lại tim và các tĩnh mạch ở chân có van giúp thực hiện quá trình này. Ở những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch, các van này không hoạt động bình thường và gây ra tình trạng tích tụ máu trong tĩnh mạch. Áp lực tĩnh mạch tăng cao này khiến tĩnh mạch phình to và dẫn đến sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch khiến bạn có nguy cơ cao hơn. Nếu cả cha và mẹ đều bị suy giãn tĩnh mạch, thì có thể có tới 90% khả năng con cái của họ cũng sẽ gặp vấn đề về suy giãn tĩnh mạch. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, tuổi cao, đứng lâu một tư thế, hút thuốc, lười vận động, tiền sử bị cục máu đông và mang thai.

Phụ nữ có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới không? Mang thai có gây giãn tĩnh mạch không?

Có, phụ nữ có khả năng bị giãn tĩnh mạch cao gấp bốn lần nam giới. Những thay đổi về hormone liên quan đến thai kỳ (đặc biệt là mang thai nhiều lần) khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn. Ngoài ra, lượng máu tăng lên và áp lực từ tử cung đang phát triển có thể khiến tĩnh mạch giãn ra. Thường thì tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ tự khỏi hoặc ít nhất là cải thiện trong vòng ba tháng sau khi sinh.

 

Tĩnh mạch giãn và tĩnh mạch mạng nhện có phải là một không?

Không, nhưng chúng thường là kết quả của cùng một vấn đề. Tĩnh mạch giãn là những tĩnh mạch lớn nổi rõ có thể nhìn thấy và cảm nhận được trên bề mặt da. Chúng thường có màu xanh lam hoặc xanh lục. Tĩnh mạch mạng nhện hay giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch nhỏ hơn có hoa văn giống như mạng nhện có thể nhìn thấy trên bề mặt da. Chúng thường không nổi lên. Tĩnh mạch lưới là một vấn đề về tĩnh mạch nông khác thường thấy ở bệnh nhân. Chứng tĩnh mạch lưới thường xáy ra ở các tĩnh mạch lớn hơn, thường có màu xanh lục, nhìn thấy dưới bề mặt da và không phồng lên hẳn.

 

Điều trị giãn tĩnh mạch như thế nào?

Điều trị giãn tĩnh mạch thường bắt đầu bằng việc sử dụng vớ nén phân độ và nâng cao chân. Nếu các biện pháp phòng ngừa này không hiệu quả, một số bệnh nhân cần các thủ thuật xâm lấn để giải quyết các triệu chứng của họ. Xem thêm về các thủ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch tại đây.

Liệu pháp xơ hóa (sclerotherapy) bao gồm việc tiêm dung dịch vào các tĩnh mạch có thể nhìn thấy trên bề mặt da để làm mờ. Phương pháp này thường được sử dụng để cải thiện bề ngoài của các tĩnh mạch mạng nhện và tĩnh mạch lưới. Các thủ thuật khác đóng tĩnh mạch gặp vấn đề bằng cách sử dụng tần số vô tuyến hoặc tia laser. Thủ thuật thắt và cắt bỏ tĩnh mạch là một thủ thuật trong đó các tĩnh mạch bị giãn được loại bỏ bằng cách phẫu thuật thông qua các vết rạch nhỏ trên da. Để đạt được kết quả tối ưu, thông thường sẽ phải kết hợp các thủ thuật này.

 

Vớ nén giúp ích cho tĩnh mạch như thế nào?

Vớ nén phân cấp được sử dụng để phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch. Vớ nén có nhiều mức độ nén chênh lệch khác nhau. Những người bị suy tĩnh mạch vừa phải thường được kê đơn vớ có độ nén tầm 20-30 mmHg. Chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nên mang vớ nén hàng ngày—đi vào vào buổi sáng và tháo ra vào cuối ngày trước khi đi ngủ. Lưu ý, vớ "chống tắc mạch" màu trắng (vớ TED) được cấp cho bệnh nhân trong bệnh viện thường không phù hợp với bệnh nhân bị suy tĩnh mạch có triệu chứng biểu hiện, và thường có độ chênh lệch dưới 20 mmHg. 

Xem thêm về cách phân biệt vớ nén và quần tất chống tắc mạch tại đây.

 

Phẫu thuật suy tĩnh mạch có để lại sẹo không?

Hầu hết các thủ thuật được thực hiện tại phòng khám. Đối với một số bệnh nhân bị chứng tĩnh mạch lan rộng hơn, các thủ thuật được thực hiện tại phòng phẫu thuật theo chế độ ngoại trú, cho phép bệnh nhân về nhà trong ngày. Hầu hết các thủ thuật đều sẽ chỉ cắt các vết rạch rất nhỏ trên da (1-3 mm). Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào loại thủ thuật mà bạn thực hiện, nhưng hầu hết đều ít khi để lại sẹo. Nếu để lại sẹo, hãy tham khảo sử dụng miếng dán ép sẹo silicon Remscar và Cách xóa mờ sẹo phẫu thuật bằng băng và gel sillicone.

Để tránh các rủi ro của việc phẫu thuật, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng vớ nén và tất nén.

 

Rủi ro và tác dụng phụ của việc phẫu thuật là gì?

Các rủi ro thay đổi đôi chút tùy thuộc vào loại thủ thuật bạn thực hiện. Cũng như bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, các rủi ro nhỏ như chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như các dây thần kinh nông nhỏ sẽ luôn luôn hiện hữu. Phần lớn các thủ thuật đều sẽ diễn ra suôn sẻ. Một số bệnh nhân bị bầm tím, sưng hoặc khó chịu nhẹ tại vị trí vết rạch. Tuy nhiên, tất cả những điều này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ hết trong vòng vài ngày sau thủ thuật.

Phẫu thuật nào, bất kể là tiểu phẫu hay đại phẫu, đều có nguy hiểm, rủi ro, và các nguy cơ tiềm ẩn. Để tránh các rủi ro của việc phẫu thuật, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng vớ nén và tất nén để phòng ngừa các bệnh về tĩnh mạch
 

Tĩnh mạch giãn có tái phát sau phẫu thuật hoặc điều trị không?

Một số bệnh nhân bị tái phát tĩnh mạch giãn. Khả năng tái phát phụ thuộc vào loại thủ thuật bạn thực hiện và mức độ suy tĩnh mạch tiềm ẩn. Điều quan trọng là nắm rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn. Tuy nhiên, kể cả khi bệnh tái phát, thường phải mất vài năm.

Suy giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch mạng nhện, hãy tĩnh mạch lưới, đều có thể tái phát. Vì vậy, nếu gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh về tĩnh mạch hay bạn đã từng bị các vấn đề về tĩnh mạch, hãy luôn sử dụng vớ nén và tất nén trong cuộc sống hàng ngày để phòng ngừa các bệnh về tĩnh mạch và ngăn ngừa chúng tái phát

 

Theo: Uchicago Medicine
 

 
 
Facebook Top
Zalo