Quy trình nuôi ăn qua đường tiêu hóa và các biến chứng tiềm ẩn
Tìm hiểu quy trình thực hiện nuôi ăn qua đường tiêu hóa, các kỹ thuật đặt ống và những biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này.
Quy trình thực hiện nuôi ăn qua đường tiêu hóa
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và yêu cầu dinh dưỡng, có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau để đặt ống nuôi ăn:
Ống nuôi ăn qua mũi hoặc miệng vào dạ dày (NGT/OGT): Quy trình đơn giản và nhanh chóng. Đặt ống qua mũi hoặc miệng để đưa thức ăn vào dạ dày. Quy trình này thường không cần gây mê và có thể thực hiện trong môi trường bệnh viện.
Ống nuôi ăn qua mũi miệng vào ruột non (Nasoenteric/Oroenteric): Cần sử dụng phương pháp nội soi (endoscopy) để đảm bảo ống được đặt đúng vị trí trong ruột non. Một số bệnh nhân có thể cần gây mê nhẹ.
Ống nuôi ăn qua da vào dạ dày hoặc ruột (Gastrostomy/Jejunostomy): Đây là phương pháp phẫu thuật, yêu cầu nội soi và tạo một vết mổ nhỏ để đưa ống vào dạ dày hoặc ruột.
Ống nuôi ăn qua da và dạ dày hoặc ruột phương pháp này yêu cầu nội soi và tạo một vết mổ nhỏ để đưa ống vào dạ dày hoặc ruột.
Các biến chứng tiềm ẩn khi nuôi ăn qua đường tiêu hóa
HÍt sặc (aspiration): khi bệnh nhân hít phải thức ăn vào phổi, có thể gây viêm phổi.
Hội chứng tái dinh dưỡng (refeeding syndrome): Hạ kali, hạ magie khi bắt đầu nuôi ăn lại sau khi bị suy dinh dưỡng.
Nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống nuôi ăn hoặc tại vị trí mổ.
Rối loạn tiêu hóa: Như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy do thức ăn đưa vào quá nhanh.
Tắc ống (tube blockage) hoặc rối loạn ống nuôi ăn (tube dislodgement): Do không làm sạch ống hoặc chăm sóc không đúng cách.
Biến chứng tiềm ẩn khi nuôi ăn qua đường tiêu hóa có thể là hít sặc, hội chứng tái dinh dưỡng, nhiễm trùng,...
Từ khóa nổi bật: