Khắc phục tình trạng kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo
Kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo thường do rò rỉ từ túi hậu môn nhân tạo hoặc rò rỉ chất thải từ hậu môn nhân tạo. Điều này gây khó chịu và giảm thời gian sử dụng đế. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo.
Nguyên nhân gây kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo
Vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo cũng giống như những vùng da cơ thể khác. Rò rỉ hậu môn nhân tạo là tình trạng thường gặp và ảnh hương không nhỏ đến vùng da này. Chất thải rò rỉ thấm xuống dưới đế gây khó chịu và kích ứng da. Một số biểu hiện da kích ứng như:
- Ửng đỏ
- Rộp da
- Tróc da, chảy nước
- Loét nếu không xử lý sớm
- Lau sạch keo đế dính trên da và kiểm tra vùng da xung quanh xem có bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào do phân hay nước tiểu không. Có vết kích ứng hoặc tổn thương nào xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo trùng khớp với những gì nhìn thấy trên lớp keo đế dán không?
- Túi hậu môn nhân tạo đã vừa khít với lỗ hậu môn nhân tạo chưa? Vùng da xung quanh có bị dính chất thải rỉ ra từ lỗ thông do không vừa khít không? Đo đạc đường kính và hình dạng của lỗ hậu môn nhân tạo để cắt đế cho phù hợp. Có thể sử dụng thước đo mẫu có sẵn trong hộp túi hậu môn nhân tạo một mảnh/hai mảnh hoặc tự làm khung đo riêng nếu hình dạng hậu môn nhân tạo không đều.
- Vị trí của lỗ thông hậu môn nhân tạo như thế nào so với bề mặt da, đang lồi lên, ngang bằng hay thụt vào? Nếu lỗ thông bằng da, thụt vào trong hay nếu bụng nhiều nếp nhăn, người bệnh nên dùng đế lồi hậu môn nhân tạo hoặc dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo để tăng độ lồi cho lỗ thông.
- Đế dán có bị mòn không? Nếu vậy, túi hậu môn nhân tạo có thể cần phải được thay sớm hơn. Hãy thử thay đổi túi thường xuyên hơn hoặc thử các mẫu túi khác nhau để tìm ra loại phù hợp với da cơ thể.
Nếu tình trạng kích ứng da xuất phát từ các lý do khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá.
- Muốn đế dính chắc, thì đảm bảo vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo phải sạch và khô ráo. Nước sạch là đủ để làm sạch lỗ hậu môn nhân tạo và vùng da xung quanh, không sử dụng cồn/bông tẩm cồn.
- Khi nhắc đến việc dán đế hậu môn nhân tạo, vòng cắt đế phải được cắt chỉnh sao cho vừa khít với đường kính và hình dạng của lỗ hậu môn nhân tạo. Nguyên tắc chung là "không quá rộng cũng không quá chặt".
- Nếu thấy khó khăn với việc cắt đế vừa khít, có thể sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như vòng chống loét và kem chống xì để lấp đầy các khoảng hở quanh lỗ thông cũng như bảo vệ vùng da xung quanh.
Các kích ứng da khác cần chú ý
Da đỏ và "nổi mụn"
Nếu phát ban xuất hiện với các nốt mụn nhọt hoặc mụn mủ nhỏ, đau đớn thay vì kích ứng lan rộng, thì đó có thể là do viêm nang lông ở vùng da xung quanh lỗ thông hậu môn nhân tạo.
Viêm nang lông có thể phát triển nếu cạo lông ở khu vực xung quanh hậu môn nhân tạo quá thường xuyên hoặc không đúng cách, chẳng hạn như không sử dụng dao cạo sạch, cạo ngược hướng lông mọc..., hoặc nếu dùng lực tháo đế hậu môn nhân tạo mạnh, lông sẽ bị giật theo. Trong hầu hết các trường hợp, máy cạo râu điện sẽ có tác dụng tốt hơn cho da so với dao cạo.
Da ẩm ướt và không bằng phẳng
Vùng da xung quanh bị phát ban đỏ, ngứa hoặc có vảy đỏ hoặc tím kèm theo dịch trắng thì có thể là dấu hiệu nấm da. Nếu người bệnh bị bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch suy giảm, thì nguy cơ nhiễm nấm đặc biệt cao.
Những khu vực sẫm màu và ẩm ướt rất dễ bị nhiễm nấm nên cách phòng ngừa hiệu quả nhất là luôn giữ vùng da xung quanh sạch sẽ và khô ráo mỗi khi thay túi.
Da bị chảy máu
Trước hết cần kiểm tra xem máu chảy ra từ đâu. Chảy máu vùng da xung quanh là một trong những vấn đề thường gặp khi đeo túi hậu môn nhân tạo. Vấn đề này có thể là dấu hiệu của phản ứng tiếp xúc và cần được điều trị hoặc phòng ngừa kịp thời.
Tuy nhiên, nếu máu chảy một chút từ lỗ hậu môn nhân tạo thì điều này không có gì đáng lo. Mô da hậu môn nhân tạo dễ chảy máu, tương tự như nướu răng khi dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng.
Da bị dị ứng
Dị ứng là một phản ứng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu có, da có thể sẽ khá khó chịu hoặc có thể ngứa ở toàn bộ khu vực tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Người bệnh cần xem lại các sản phẩm tẩy rửa đang sử dụng như dung dịch vệ sinh hay xà phòng có chứa chất dưỡng ẩm, hương liệu, dầu hoặc cồn không. Tạm thời tránh sử dụng những sản phẩm này và chỉ rửa bằng nước trong một thời gian xem đây có phải là nguyên nhân không.
Ngoài ra, phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra do sử dụng một số phụ kiện hậu môn nhân tạo như xịt tẩy keo, khăn lau, keo làm đầy, hay thậm chí với các thành phần của hệ thống túi hậu môn nhân tạo. Vì vậy nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, hãy trao đổi với bác sĩ và y tá về các lựa chọn thay thế.
Tham khảo nguồn Coloplast
Để được tư vấn về túi hậu môn nhân tạo và hướng dẫn chăm sóc hậu môn nhân tạo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |