Hậu môn nhân tạo niệu quản: Những điều bạn cần biết
Khi bàng quang không thể hoạt động bình thường do bệnh lý hoặc phẫu thuật cắt bỏ, cơ thể cần một cách mới để đào thải nước tiểu. Hậu môn nhân tạo niệu quản là giải pháp giúp nước tiểu thoát ra ngoài qua một lỗ mở trên bụng. Việc hiểu rõ về hậu môn nhân tạo niệu quản, cách chăm sóc và thích nghi với nó sẽ giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình hồi phục.
Hậu môn nhân tạo niệu quản là gì?
Nếu bàng quang bị cắt bỏ, cơ thể sẽ cần một cách mới để đưa nước tiểu từ thận ra ngoài. Quá trình này gọi là dẫn lưu nước tiểu, và một trong những phương pháp phổ biến là mở hậu môn nhân tạo niệu quản.
Phẫu thuật hậu môn nhân tạo nói chung tức là một cách giúp cơ thể đào thải nước tiểu hoặc phân qua một lỗ mở thông trên bụng thay vì theo đường tự nhiên. Có 3 loại hậu môn nhân tạo chính:
- Hậu môn nhân tạo đại tràng: dẫn phân ra ngoài qua ruột già
- Hậu môn nhân tạo hồi tràng: dẫn phân ra ngoài qua ruột non
- Hậu môn nhân tạo niệu quản: dẫn nước tiểu ra ngoài qua hệ tiết niệu
Vậy hậu môn nhân tạo niệu quản được hiểu đơn giản là tạo một lỗ mở thông niệu quản trên bụng để dẫn nước tiểu ra ngoài. Chất thải thoát ra sẽ được chứa trong một túi đựng nước tiểu trên bụng, hay còn được họi là túi nước tiểu nhân tạo.

Các loại hậu môn nhân tạo niệu quản
Có nhiều phương pháp giúp dẫn lưu nước tiểu ra khỏi cơ thể khi bàng quang không còn hoạt động. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ thực hiện phương pháp khác nhau:
Dẫn lưu bằng ruột non (Ileal conduit)
Đây là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này sẽ nối hai niệu quản (đường dẫn nước tiểu từ thận) vào một đoạn ruột non, đoạn ruột này sẽ được đưa ra ngoài thành bụng để tạo một lỗ mở thông đưa nước tiểu ra ngoài mà không thể kiểm soát.
Dẫn lưu bằng đại tràng (Colonic conduit)
Phương pháp này tương tự như dẫn lưu bằng ruột non, nhưng thay vì dùng ruột non sẽ sử dụng một đoạn đại tràng sigma để tạo đường dẫn nước tiểu.
Dẫn lưu có kiểm soát (Continent urstomy)
Phương pháp này giúp người bệnh chủ động kiểm soát việc đào thải nước tiểu. Bác sĩ sẽ tạo một túi chứa nước tiểu bên trong cơ thể bằng mô ruột. Người bệnh có thể dùng một ống thông tiểu nhỏ để tự dẫn lưu nước tiểu khi cần.
Khi nào cần mở hậu môn nhân tạo niệu quản?
Phẫu thuật hậu môn nhân tạo niệu quản thường được chỉ định khi bàng quang bị tổn thương do chấn thương, bệnh lý hoặc bị cắt bỏ trong điều trị ung thư bàng quang.
Ngoài ra, nếu bàng quang không còn hoạt động hiệu quả, phương pháp này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt với những người mắc chứng tiểu không tự chủ.
Hậu môn nhân tạo niệu quản cũng là giải pháp phù hợp cho người bị tổn thương tủy sống, dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hoặc tổn thương niệu đạo.
Ở một số trẻ sơ sinh có bất thường đường tiết niệu, nước tiểu không thể thoát ra ngoài bình thường, dẫn đến ứ đọng và nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, hậu môn nhân tạo niệu quản có thể được thực hiện để giúp trẻ bài tiết dễ dàng hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Quy trình mở hậu môn nhân tạo niệu quản
Chuẩn bị trước phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ và đội ngũ y tế sẽ trao đổi với bệnh nhân về:
- Lý do cần thực hiện phẫu thuật hậu môn nhân tạo niệu quản.
- Quy trình phẫu thuật diễn ra như thế nào.
- Những thay đổi bạn có thể gặp phải sau phẫu thuật.
- Các rủi ro tiềm ẩn của phương pháp này.
Người bệnh cũng sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về việc nhịn ăn, nhịn uống trước khi phẫu thuật, cũng như cách sử dụng thuốc trong thời gian này. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào hãy nói cho bác sĩ biết để có điều chỉnh phù hợp.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định vị trí đặt lỗ mở thông hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho việc chăm sóc và thay túi nước tiểu nhân tạo sau này.

Quy trình phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân, giúp bạn không cảm thấy đau. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi điều trị ung thư, bác sĩ có thể cần loại bỏ thêm các cơ quan lân cận như ruột thừa, hạch bạch huyết hoặc một phần hệ sinh dục.
Bác sĩ sẽ tạo một lỗ mở thông ruột tại vị trí đã xác định trước đó, sau đó nối niệu quản với quai ruột này để dẫn nước tiểu ra ngoài. Thời gian phẫu thuật có thể kéo dài đến 6 giờ.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng hồi sức trước khi chuyển đến phòng bệnh. Trong thời gian này, bác sĩ có thể đặt các ống dẫn lưu để loại bỏ dịch dư thừa và kê thuốc giảm đau nếu cần.
Để tránh nguy cơ hình thành cục máu đông và viêm phổi, khuyến khích người bệnh nên vận động sớm, bao gồm ngồi dậy, cử động chân và đi lại nhẹ nhàng.
Sau vài ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu ăn uống trở lại với chế độ ăn phù hợp để hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
Thời gian nằm viện thường từ 3 - 7 ngày tùy thuộc vào tốc độ hồi phục của mỗi người. Trong thời gian hồi phục, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc hậu môn nhân tạo và cách sử dụng túi nước tiểu nhân tạo để thích nghi với việc bài tiết nước tiểu theo cách mới.
Lợi ích và rủi ro của mở hậu môn nhân tạo niệu quản
Lợi ích của hậu môn nhân tạo niệu quản
Hậu môn nhân tạo niệu quản là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng cuộc sống khi bàng quang hoặc hệ tiết niệu không còn hoạt động bình thường. Phương pháp này giúp duy trì quá trình bài tiết nước tiểu một cách ổn định, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến bí tiểu, nhiễm trùng hay tiểu không tự chủ, mang lại sự thoải mái và chủ động hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Rủi ro và biến chứng khi mở hậu môn nhân tạo niệu quản
Mặc dù đây là một phương pháp an toàn, nhưng vẫn có một số rủi ro có thể xảy ra trong phẫu thuật như:
- Phản ứng với thuốc gây mê
- Nhiễm trùng
- Tổn thương cơ quan lân cận
- Hình thành cục máu đông hoặc chảy máu kéo dài
- Viêm phổi
Bên cạnh đó, một số biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình hồi phục, chẳng hạn như:
- Tắc đường dẫn nước tiểu
- Kích ứng da xung quanh hậu môn nhân tạo
- Chảy máu hậu môn nhân tạo
Nếu có bất kỳ dấu hiệu sau hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời:
- Sốt cao
- Chảy máu bất thường
- Đau kéo dài
- Gặp khó khăn khi sử dụng túi và các phụ kiện hậu môn nhân tạo
- Nước tiểu có màu lạ hoặc mùi hôi
Tham khảo nguồn Cleveland Clinic
Để được tư vấn về các vấn đề về hậu môn nhân tạo và hướng dẫn chăm sóc hậu môn nhân tạo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội |