Bí Quyết Bơi Lội Tự Tin Với Túi Hậu Môn Nhân Tạo
Việc sử dụng túi hậu môn nhân tạo có thể khiến cuộc sống của bạn có vài thay đổi, nhưng khi nói đến bơi lội và các môn thể thao dưới nước, thiết bị y tế này sẽ không cản trở bạn.
Túi hậu môn nhân tạo là một loại túi gắn vào một lỗ mở ở thành bụng. Lỗ mở này gọi là stoma, cho phép chất thải thoát ra khỏi cơ thể.
Túi hậu môn nhân tạo có thể cần thiết nếu một phần ruột hoặc trực tràng không thể xử lý chất thải dù là tạm thời hay vĩnh viễn. Nguyên nhân có thể đến từ các tình trạng sức khỏe như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, hoặc ung thư.
Tuy nhiên, việc đeo túi ở bên ngoài cơ thể khiến nhiều người thắc mắc: Liệu chiếc túi này có ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động không? Nếu có thì ảnh hưởng thế nào?
Người có túi hậu môn nhân tạo vẫn có thể bơi, lặn biển và tham gia tất cả các môn thể thao dưới nước như trước đây. Nhưng trước khi mang kính bơi và chân vịt, bạn nên lưu ý một số điều sau về việc bơi lội khi đang đeo túi.
Bạn có thể bơi khi đeo túi hậu môn nhân tạo không?
Việc mặc đồ bơi khi đang đeo túi hậu môn nhân tạo không khác gì nhiều so với người không dùng túi.
Có, bạn hoàn toàn có thể bơi khi đang đeo túi hậu môn nhân tạo. Việc có túi không nên ngăn bạn bơi lội, ngâm mình trong bồn nước nóng, hoặc tham gia hầu hết các môn thể thao dưới nước.
Túi hậu môn nhân tạo được thiết kế chống nước. Nếu được gắn đúng cách vào stoma (lỗ mở ở bụng), chúng cũng sẽ kín, không rò rỉ và không cho nước lọt vào.
Tuy nhiên, trước khi xuống nước, bạn nên ghi nhớ một vài mẹo sau:
Kiểm tra độ kín: Đảm bảo túi và stoma được dán chắc chắn. Nếu lo lắng, bạn có thể dùng băng keo chống nước để cố định thêm.
Làm trống túi: Trước khi xuống nước, hãy làm trống túi hậu môn.
Trì hoãn việc ăn: Nếu bạn lo lắng túi có thể chứa chất thải trong lúc bơi, hãy ăn trước ít nhất 4 tiếng.
Chuẩn bị trước: Hãy dán đế dán ít nhất 12 tiếng trước khi tiếp xúc với nước để nó bám chắc. Nếu cần, bạn có thể thay trong thời gian ngắn hơn nhưng nên ít nhất là 1 tiếng trước khi bơi.
Che bộ lọc: Nếu túi của bạn có bộ lọc khử mùi, hãy dán miếng dán lên bộ lọc trong lúc bơi. Sau khi ra khỏi nước, bạn có thể tháo miếng dán ra.
Mặc đồ bơi khi đeo túi hậu môn nhân tạo như thế nào?
Việc mặc đồ bơi khi đang đeo túi hậu môn nhân tạo không khác gì nhiều so với người không dùng túi. Điều quan trọng là đảm bảo túi được giữ cố định khi xuống nước, điều này rất dễ thực hiện với hầu hết các loại đồ bơi.
Đồ bơi liền thân là một lựa chọn tuyệt vời vì giúp giữ túi chắc chắn.
Bikini hai mảnh cũng được. Nhiều người thích mặc quần cạp cao hoặc áo kiểu tankini dài để vừa giữ túi chắc, vừa che đi nếu bạn không muốn lộ.
Quần bơi nam cạp cao và quần short có ngăn dành riêng cho túi hậu môn nhân tạo cũng rất tiện lợi.
Áo rash guard (áo bơi dài tay thường dùng khi lặn/snorkeling) cũng là lựa chọn tốt vì giúp cố định túi và che nó đi.
Cuối cùng, bộ đồ bơi phù hợp nhất là bộ khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nếu túi được cố định tốt và không bị xê dịch khi bạn bơi, thì bạn đã chọn đúng trang phục rồi.
Bạn không nên làm gì khi đeo túi hậu môn nhân tạo?
Thật ra, không có nhiều điều bạn bắt buộc phải kiêng khi đeo túi. Bạn vẫn có thể tiếp tục theo đuổi các sở thích và hoạt động yêu thích của mình.
Tuy nhiên, các môn thể thao va chạm mạnh có thể không phù hợp, vì có nguy cơ gây tổn thương stoma nếu bị đánh trúng.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tham gia các môn như võ thuật, kickboxing, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu thiết bị bảo vệ chuyên dụng.
Tập tạ có thể bị hạn chế ở một số người vì lực căng lên vùng bụng có thể gây thoát vị quanh stoma, đặc biệt là trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Các bài gập bụng cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi muốn tập các bài này.
Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng khi đeo túi không?
Có, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng bồn nước nóng khi đang đeo túi hậu môn nhân tạo. Các mẹo khi ngồi bồn nóng cũng giống với lúc bơi:
Đảm bảo đế dán được dán chặt trước khi vào nước.
Che bộ lọc nếu có.
Có thể dùng băng keo chống nước quanh túi và vùng stoma nếu muốn cảm thấy an tâm hơn.
Mặc đồ bơi ôm sát cơ thể cũng là một lựa chọn tốt, dù bạn sẽ ít vận động hơn so với khi bơi.
Có thể lặn biển khi đeo túi hậu môn nhân tạo không?
Hình ảnh: Bơi lội với túi hậu môn nhân tạo
Có, bạn có thể lặn biển khi đang đeo túi hậu môn nhân tạo. Hầu hết các bộ đồ lặn đều ôm sát cơ thể, giúp giữ túi cố định dưới nước đó là một lợi thế lớn.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện các bước chuẩn bị giống như khi bơi:
Làm trống túi trước khi xuống nước.
Dùng băng keo chống nước nếu bạn thấy cần.
Kiểm tra độ kín của túi trước khi mặc đồ lặn.
Các lựa chọn bọc túi hậu môn nhân tạo chống nước
Túi hậu môn nhân tạo được thiết kế để chống nước, nhưng nếu bạn muốn thêm sự yên tâm, có nhiều công ty cung cấp bao bọc túi chống nước, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bơi lội hoặc tham gia các hoạt động dưới nước:
Ostomy Bag Holder
Etsy
Walmart
Kết luận
Việc đeo túi hậu môn nhân tạo không nên khiến bạn từ bỏ bơi lội hay các hoạt động dưới nước.
Một vài điều sẽ thay đổi khi bạn đeo túi, nhưng khả năng bơi không phải là một trong số đó. Bạn vẫn có thể bơi, lặn biển, snorkeling và nhiều môn thể thao nước khác một cách an toàn.
Tuy nhiên, trước khi xuống nước, hãy đảm bảo túi của bạn được gắn chắc chắn và không rò rỉ. Nếu cần, bạn có thể dùng thêm băng keo chống nước để cảm thấy an toàn hơn.
Nguồn: healthline