Giỏ hàng

8 cách ngăn chặn rò rỉ túi hậu môn nhân tạo

Túi hậu môn nhân tạo bị rò rỉ là một vấn đề gây nhiều rắc rối. Ngăn chặn rò rỉ sẽ giữ cho hậu môn nhân tạo khỏe mạnh, giảm kích ứng da và kéo dài thời gian sử dụng túi hậu môn nhân tạo. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ túi hậu môn nhân tạo.

1. Thay túi hậu môn nhân tạo

Thường xuyên thay túi hậu môn nhân tạo là cách tốt nhất để ngăn ngừa rò rỉ túi. Túi quá đầy hoặc quá nặng có thể làm căng vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo, dẫn đến rò rỉ chất thải.

8 cách ngăn chặn rò rỉ túi hậu môn nhân tạo
Túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh Seasight khóa cuộn hai lớp kín đáo kèm bộ lọc khử mùi thoát khí hiệu quả
 

Tần suất thay túi hậu môn nhân tạo của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, loại túi hậu môn nhân tạo đang dùng và lượng chất thải. Thường thì thay túi 2 lần/tuần là hợp lý, tuy nhiên người bệnh nên điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình trạng của mình.

2. Chọn đế hậu môn nhân tạo phù hợp

Đế hậu môn nhân tạo có đa dạng mẫu, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn loại phù hợp với mình. Một chiếc đế lý tưởng là đế có kích thước vừa vặn và độ dính cao, thích ứng tốt với da và tránh kích ứng, rò rỉ. Bất kể lỗ thông hậu môn nhân tạo lớn hay nhỏ, lồi hay thụt, thì chất thải thoát ra phải chảy vào túi hậu môn nhân tạo mà không rò rỉ dưới đế.

Xem hướng dẫn đo hậu môn nhân tạo trước khi dán đế. Đế phải được cắt vừa khít sao cho giữa lỗ hậu môn nhân tạo và đế không có một khoảng hở da nào. Trước khi gắn hệ thống túi hậu môn nhân tạo mới, người bệnh có thể bôi kem chống xì lên bất kỳ vùng da hở.

8 cách ngăn chặn rò rỉ túi hậu môn nhân tạo
Kem chống xì Hollister làm đầy khoảng trống ngăn chất thải và phân rò rỉ xuống dưới đế
 

3. Cố định túi hậu môn nhân tạo khi tập thể dục

Khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất thể thao nào, hãy đảm bảo túi hậu môn nhân tạo được cố định chắc chắn. Có nhiều loại trạng phục và phụ kiện dành riêng cho hậu môn nhân tạo giúp giữ hệ thống túi và ngăn ngừa rò rỉ.

Dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo hoặc các trang phục hỗ trợ khác được thiết kế để giữ túi cố định ở đúng vị trí. Trang phục thể thao bó sát chẳng hạn như quần legging hoặc quần short đạp xe cũng có thể hữu ích trong việc giữ cố định túi. Lưu ý người bệnh nên làm rỗng túi hậu môn nhân tạo trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào.

4. Chăm sóc kỹ vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo

Chú ý dán đế/túi khi vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo đã được làm sạch, để khô và cạo lông (nếu có) để tránh rò rỉ. Nếu vùng da xung quanh thô ráp, bị kích ứng hoặc chảy dịch thì dán đế rất dễ bong và khó kín. Ngoài ra, nếu không xử lý tổn thương da kịp thời lâu dần sẽ gây lở loét và phải điều trị kháng sinh.

Vì vậy, phải chăm sóc kỹ vùng da này. Làm sạch da bằng khăn lau trẻ em và nước muối sinh lý hoặc dung dịch tẩy rửa an toàn cho hậu môn nhân tạo. Nếu da bị kích ứng, bong tróc chảy nước thì rắc một ít bột chống loét để hút ẩm và làm khô da.

8 cách ngăn chặn rò rỉ túi hậu môn nhân tạo
Bột chống loét ConvaTec giúp làm sạch và khô vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo 
 

5. Tránh các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng

Vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo cực kỳ nhạy cảm, vì vậy cần tránh những loại kem dưỡng hoặc xà phòng chứa dầu hoặc cồn. Nếu vùng da xung quanh có lông, cạo cẩn thận với dao cạo đã được sát trùng trước khi dán vòng bảo vệ da chống loét hoặc đế.

Khi gỡ bỏ đế, bóc nhẹ nhàng từ từ để tránh bị căng hoặc bong tróc da. Sức khỏe da kém có thể gây rò rỉ chất thải và dẫn đến các vấn đề về da sau này.

6. Chú ý đến chế độ ăn uống

Nếu thấy túi hậu môn nhân tạo nhanh đầy so với bình thường, đó có thể là do có sự thay đổi trong chế độ ăn uống, phản ứng dị ứng hoặc thậm chí là do căng thẳng. Người bệnh cũng có thể bị viêm ruột, khiến cho lượng chất thải ra ngoài không kiểm soát.

Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo sức khỏe. Nếu chế độ ăn hiện tại làm người bệnh liên tục bị đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy, người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như bông cải xanh, đậu, các sản phẩm từ sữa, bia rượu, đồ uống có ga và đồ ăn nhiều đường là bước đầu tiên để cải thiện tình trạng này.

7. Cẩn thận khi tháo túi hậu môn nhân tạo

Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây rò rỉ là do túi hậu môn nhân tạo quá đầy, tạo áp lực lên kẹp đóng túi lẫn đế túi.

Một nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả là đổ chất thải hoặc thay túi mới khi chất thải đầy khoảng 1/3 túi. Đừng để chất thải đầy đến mức túi nặng kéo bung phần đế ra khỏi da hay chất thải tràn ra xung quanh lỗ thông hậu môn nhân tạo. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, sẽ gây kích ứng hoặc thậm chí nhiễm trùng.

8. Sử dụng thêm các sản phẩm và phụ kiện riêng cho hậu môn nhân tạo khi cần

Có rất nhiều sản phẩm và phụ kiện hậu môn nhân tạo giúp hỗ trợ và bảo vệ chống rò rỉ. Đai nịt cố định túi hậu môn nhân tạo là một trong những phụ kiện khá cần thiết giúp tạo cảm giác chắc chắn, tự tin và an toàn khi vận động, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn. 

8 cách ngăn chặn rò rỉ túi hậu môn nhân tạo
Dây nịt đeo túi hậu môn nhân tạo Hollister giúp cố định chắc chắc hệ thống túi, thích hợp sử dụng cho túi hậu môn nhân tạo 2 mảnh
 

Ngoài ra, miếng dán tăng dính cho đế cũng là một lựa chọn tốt để giữ cố định túi. Nếu khi gỡ miếng dán thấy keo dính còn sót lại trên da, thì phải lau sạch keo rồi mới thay túi hậu môn nhân tạo mới để tránh gây kích ứng da.

Nguồn tham khảo: Conval-aid

 
 

Để được tư vấn về túi hậu môn nhân tạo và hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến hậu môn nhân tạo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0877568658 - 02437765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo