Giỏ hàng

Hút đờm ống mở khí quản: Chỉ định, Quy trình và Biến chứng

Hút đờm ống mở khí quản là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân mở khí quản, vừa giúp giữ cho đường thở thông thoáng vừa ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ định của quy trình, các bước thực hiện cụ thể và những rủi ro có thể gặp phải để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Tổng quan

Mở khí quản là một thủ thuật phẫu thuật tạo ra một lỗ thông khí trên khí quản, cho phép người bệnh thở qua một ống thở ở cổ hay còn gọi là ống canuyn mở khí quản. Thủ thuật này thường được thực hiện khi người bệnh gặp khó khăn trong việc thở do yếu cơ, ung thư, tắc nghẽn đường thở hoặc cần sử dụng máy thở.

Lỗ mở trên đường thở này đôi khi được gọi là lỗ mở khí quản hay lỗ thông khí nhân tạo.

Mở khí quản có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, và có thể được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp hoặc theo kế hoạch của bệnh viện. Vệ sinh và hút đờm mở khí quản là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện lẫn tại nhà.

Khi nào cần hút đờm ống mở khí quản?

Đờm dãi và các chất tiết khác có thể tích tụ quanh lỗ mở khí quản. Đôi khi việc ho có thể loại bỏ phần nào lượng dịch này, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh nhân không thể tự ho hoặc nhiều lúc ho không đủ hiệu quả để loại bỏ dịch nhầy. Vì vậy, việc hút dịch là cần thiết để giữ cho ống thở khí quản luôn thông thoáng.

Khi mới mở khí quản, người bệnh có thể phải hút đờm dãi thường xuyên hơn, có thể là nhiều lần trong ngày, nhưng tần suất này thường giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, khi sức khỏe thay đổi và lượng dịch tiết ra nhiều hơn, người bệnh cũng cần hút đờm thường xuyên hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết đến lúc phải hút đờm ống khí quản bao gồm:

  • thở khò khè như có đờm hoặc khi thở có tiếng động
  • thở mất nhiều sức
  • phải sử dụng các cơ xung quanh lồng ngực để thở
  • âm thanh dài hơn khi thở ra
  • cảm giác như không hít đủ không khí
  • cảm thấy bồn chồn
  • ho nhiều hơn hoặc cảm giác ho không làm sạch được đường thở

Hút đờm ống mở khí quản bằng xông hút thường xuyên có thể ngăn ngừa tắc nghẽn toàn bộ ống.

Quy trình hút đờm ống mở khí quản

Dù ở bệnh viện hay tại nhà, chỉ có người có chuyên môn mới được thực hiện hút đờm ống mở khí quản. Bạn có thể tự hút đờm sau khi được hướng dẫn an toàn và hiệu quả. Y tá tại bệnh viện hoặc y tá chăm sóc tại nhà có thể hướng dẫn bạn thủ thuật này trước hoặc sau khi xuất viện.

Có 2 cách hút đờm mở khí quản: hút đờm hở và hút đờm kín. Hút đờm hở sử dụng dây hút nhớt một lần và yêu cầu ngắt kết nối máy thở nếu người bệnh đang thở máy. Mặt khác, hút đờm kín cho phép tái sử dụng xông hút đờm kín nhiều lần và vẫn duy trì kết nối với máy thở, thuận tiện cho người bệnh cần thở máy liên tục.

Các bước cụ thể để hút đờm dãi có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xông hút bạn sử dụng. Tuy nhiên, bạn hoặc nhân viên y tế có thể thực hiện theo quy trình sau:

  1. Cung cấp oxy trước để tăng lựng oxy trong cơ thể, có thể bằng cách hít thở sâu hoặc tăng lượng oxy trong máy thở.
  2. Tháo nòng trong ống mở khí quản ra khỏi nòng ngoài.
  3. Đưa xông hút vào nhưng không sâu quá so với đầu bên trong của đường thở.
  4. Hút đờm không quá 15 giây với áp suất không vượt quá 200mmHg. Một số khuyến nghị áp suất trong khoảng 120-140 mmHg và lưu ý rằng áp suất không được cao hơn mức trên để loại bỏ chất nhầy.
  5. Rút xông hút ra.
  6. Nếu hút nhiều lần, đợi ít nhất 10-15 giây trước khi thực hiện lần hút tiếp theo.
  7. Không hút quá 3 lần (hút tổng cộng bốn lần trong một lần) để tránh tình trạng giảm oxy.

Sau khi hoàn tất quy trình, cần vệ sinh và bảo quản an toàn các đồ dùng này cho lần thực hiện tiếp theo. Xem thêm Cách vệ sinh các dụng cụ hút đờm mở khí quán.

Rủi ro thường gặp khi hút đờm ống mở khí quản

Hút đờm ống mở khí quản thường an toàn nếu tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số rủi ro như:

  • Tổn thương đường thở do áp lực hút quá lớn hoặc đưa ống hút vào quá sâu
  • Thiếu oxy trong quá trình thực hiện

Trong môi trường bệnh viện, việc hút đờm đường thở được thực hiện bởi nhân viên tế vẫn có thể phát sinh một số biến chứng, nhưng rất hiếm gặp. Những biến chứng này có thể bao gồm:

  • Suy hô hấp (thiếu oxy)
  • Tăng áp lực nội sọ (ICP) ở những người bị chấn thương đầu
  • Co thắt phế quản (co thắt cơ phổi)
  • Thay đổi huyết áp (tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp - sử dụng máy đo huyết áp để nắm được huyết áp chính xác)
  • Viêm phổi liên quan đến máy thở
  • Xẹp phổi
  • Nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim)

Tham khảo nguồn Healthline

 

Để được tư vấn về bộ canuyn mở khí quản và hướng dẫn chăm sóc mở khí quản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO 
Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam 

Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024 37765118
Email: merinco.sales@gmail.com
Website:  merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn

Facebook Top
Zalo