Hướng dẫn quy trình thay băng mở khí quản từ các y tá chăm sóc chuyên nghiệp
Bài viết này phác thảo lại quy trình thay băng mở khí quản, hướng dẫn từ Dan Higgins, RGN, ENB100, ENB998, là y tá phụ trách cấp cao, chăm sóc đặc biệt, của Bệnh Viện Đại Học Birmingham NHS Foundation Trust.
Phẫu thuật mở khí quản sẽ để lại một vết thương phẫu thuật, vì vậy việc ngăn ngừa nhiễm trùng là rất quan trọng. Bệnh nhân mở khí quản có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn; lỗ mở thông ra da có nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn cao và việc lỗ thông tiếp xúc với dịch tiết ra cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết các ca phẫu thuật mở khí quản đều cần một số loại băng để thấm dịch tiết và bảo vệ vùng xung quanh.
Có nhất thiết phải băng lỗ mở khí quản hay không?
Ở một số bệnh nhân, việc băng lỗ mở khí quản có thể không được chỉ định vì nó tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.
Quyết định băng khí quản phải dựa trên nhu cầu lâm sàng và phải tuân theo đánh giá toàn diện về lỗ khí quản và cân nhắc đến sự thoải mái của bệnh nhân và dịch tiết đường hô hấp.
Tần suất thay băng gạc và vệ sinh lỗ thông ra da sẽ khác nhau ở các bệnh nhân khác nhau, phần lớn phụ thuộc vào lượng dịch tiết hoặc chất bẩn tiết ra. Chúng tôi khuyến cáo sử dụng kỹ thuật thay băng và vệ sinh vô trùng vì trên bề mặt da cũng có rất nhiều vi khuẩn. Những người chăm sóc bệnh nhân tại nhà hoặc điều dưỡng viên nên hỏi các y tá và bác sĩ về quy định cụ thể của bệnh viện sở tại.
Trong khi một số lỗ mở khí quản được mở tại chỗ, việc băng bó bất kỳ lỗ mở khí quản ra da nào cũng có mức độ rủi ro đáng kể, đặc biệt là khi thiết bị cố định được điều chỉnh tạm thời và có thể không an toàn. Điều này có nghĩa là việc thay băng luôn cần hai người, một người giữ cố định vị trí của thiết bị trong khi người kia thay băng và vệ sinh. Việc này chỉ nên được thực hiện ở khu vực có thiết bị cấp cứu và an toàn.
Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng máy thở oxy, cần giảm thiểu việc gián đoạn cung cấp oxy khi thay băng và vệ sinh. Người thực hiện thứ hai có thể cần cung cấp luồng oxy khác trong quá trình băng.
Làm sạch lỗ mở khí quản
Tháo bỏ lớp băng cũ, phải kiểm tra lỗ thông mở khí quản về màu sắc và lượng dịch tiết, cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm: dịch tiết mủ; đau xung quanh vị trí; mùi hôi; áp xe; và viêm mô tế bào hoặc đổi màu.
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, cần lấy tăm bông từ vị trí hoặc dịch tiết để phân tích. Bất kỳ nghi ngờ nhiễm trùng nào cũng phải được báo cáo ngay lập tức. Nếu nghi ngờ có dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm trùng, cần lấy mẫu đờm vào lần tiếp theo bệnh nhân được hút dịch đờm hoặc khạc đờm.
Khu vực bên dưới vành khí quản nên được vệ sinh bằng cách lau hoặc rửa bằng dung dịch muối 0,9%. Không nên sử dụng bông gòn vì dễ bị rơi các sợi bông. Có thể sử dụng gạc xốp mở khí quản chuyên dụng xung quanh vị trí lỗ mở ra da để bảo vệ da.
Nên sử dụng những loại băng vết thương nào?
Nên tránh dùng băng gạc thông thường và các vật liệu tương tự khi băng mở khí quản vì các sợi bông có thể dính vào vết thương và rơi vào đường thở.
Nên sử dụng các loại băng khí quản mỏng chuyên dụng. Những loại này thường có hình chữ 'T', gọi là băng răng cưa - nếu không, có thể cắt từ một miễng băng bình thường bằng kéo vô trùng. Loại băng này có một mặt xốp và một mặt mịn nên được đặt áp vào da.
Cố định ống mở khí quản như thế nào?
Các thiết bị cố định ống mở khí quản thường có hai đoạn dây. Dây ngắn hơn được cố định qua lỗ trên tai ống khí quản ở phía người đang thực hiện thay băng; dây dài hơn được cố định theo cùng cách, ở phía bên người thay băng thứ 2 (trợ lý); sau đó, dây này được kéo xuống dưới cổ bệnh nhân và cố định vào dây ngắn hơn, sử dụng keo dán kiểu Velcro.
Nếu dây cố định quá chặt, nó sẽ gây ra tổn thương do áp lực, trong khi nếu quá lỏng, khí quản sẽ không được cố định. Y tá/Điều dưỡng/Người chăm sóc tại nhà được khuyên nên tìm hiểu hướng dẫn của y bác sĩ điều trị nếu sử dụng băng khí quản kiểu truyền thống.
Thiết bị cần chuẩn bị để thay băng mở khí quản
Cần chuẩn bị các thiết bị sau:
Găng tay và tạp dề;
Tăm bông;
Nước muối sinh lý 0,9% vô trùng;
Băng vết thương tiêu chuẩn;
Quy trình thực hiện thay băng mở khí quản
Giải thích quy trình cho bệnh nhân, trấn an họ, và xin sự đồng ý.
Rửa tay và mặc tạp dề nhựa.
Chuẩn bị khu vực/thiết bị băng bó.
Rửa/làm sạch tay bằng gel, đeo găng tay.
Yêu cầu người thay băng thứ hai (trợ lý) tạm thời tháo bất kỳ thiết bị cung cấp oxy nào, như máy tạo oxy hay máy thở.
- Người thay băng thứ hai cố định ống khí quản (Hình trái), nới lỏng dây buộc (Hình phải)
Tháo băng cũ và vứt bỏ.
Quan sát lỗ mở thông ra da như đã nêu ở trên.
Cởi găng tay, rửa hoặc làm sạch tay bằng gel cồn, đeo găng tay mới.
Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% vô trùng để làm sạch lỗ và vùng da xung quanh. (Hình dưới)
Để khô.
Cố định miếng băng mở khí quản lên da nếu được chỉ định, để khô.
Với người thay băng thứ hai cố định khí quản, trượt hai bên của phần răng cưa dưới mỗi vành ống khí quản. (Hình dưới)
- Đặt lại thiết bị cố định ống.
Đánh giá độ thông thoáng của đường thở.
Khởi động lại liệu pháp oxy nếu được chỉ định. (Hình dưới)
Cởi bỏ các thiết bị, rửa tay.
Ghi lại quy trình thay băng, thay thiết bị cố định khí quản, và tất cả các quan sát.
Trách nhiệm chuyên môn
Chỉ nên thực hiện quy trình này sau khi đã được đào tạo, thực hành có giám sát và đánh giá năng lực, đồng thời thực hiện theo các chính sách và giao thức của địa phương.
Theo: Nursing times