Giỏ hàng

Cách thay băng mở khí quản, dây cố định mở khí quản và nòng trong xông khí quản

Thay băng mở khí quản, dây cố mở khí quản và nòng trong củng ống mở khí quản nhằm đảm bảo thông thoáng đường thở và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

 

Dụng cụ và thiết bị cần thiết

  • Nếu bạn sử dụng nòng trong dùng 1 lần: cần chuẩn bị nòng trong của ống mở khí quản dùng một lần.

  • Nếu bạn sử dụng nòng trong tái sử dụng nhiều lần: cần chuẩn bị bộ dụng cụ vệ sinh mở khí quản gồm găng tay vô trùng, que làm sạch nòng (như que rửa ống hút) và bàn chải làm sạch ống mở khí quản.

  • Băng dính chéo hoặc giá đỡ ống mở khí quản dạng dán Velcro

  • Miếng bọt biển răng cưa, hoặc băng gạc vô trùng đệm xung quanh lỗ mở khí quản (vải không dệt vô trùng 4 x 4)

 

Quy trình

  • Nếu bạn sử dụng nòng trong dùng 1 lần

    • Giữ cố định tấm đỡ cổ của ống mở khí quản, tháo chốt và tháo nòng trong

    • Vứt bỏ nòng trong bị bẩn.

    • Giữ cố định tấm đỡ cổ của ống mở khí quản, sau đó đưa nòng ống trong mới vô trùng dùng một lần vào, cho đến khi cả hai chốt khóa chặt vào gờ trên của nòng ngoài ống mở khí quản

    • Nên thay nòng trong khi thấy có dịch tiết. Nên thay ống mới, không nên vệ sinh và tái sử dụng nòng trong được chỉ định dùng 1 lần

  • Nếu bạn sử dụng nòng trong tái sử dụng nhiều lần

    • Nên vệ sinh nòng ngay khi quan sát thấy có dịch tiết.

    • Có thể sử dụng giá cố định ống mở khí quản để cố định ống mở khí quản (sản phẩm cố định ống mở khí quản có thể được điều chỉnh bằng khóa dán Velcro và lớp lót mềm không gây dị ứng). Kiểm tra dây cố định mở khí quản Velcro để đảm bảo Velcro bám dính đúng cách trước khi đặt giá đỡ ống vào bệnh nhân. Thay dây cố định xông mở khí quản dạng Velcro khi bị bẩn.

    • Nếu ống thông khí quản được cố định bằng chỉ khâu, hãy kiểm tra xem chỉ khâu có toàn vẹn không và kích ứng da không. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định thời điểm có thể tháo chỉ khâu và có thể sử dụng dây cố định để cố định mở khí quản.


Theo: Iowa

Facebook Top
Zalo